X

Các dạng Bài tập Vật lí lớp 8

Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay


Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay

Với Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay Vật Lí lớp 8 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí 8.

Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay

A. Phương pháp giải

Học sinh cần nắm được kiến thức cơ bản về nguyên tử, phân tử và hiện tượng khuếch tán

1. Cấu tạo chất

Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử và phân tử.

- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

- Phân tử là một nguyên tử hoặc nhóm các nguyên tử kết hợp lại thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

2. Tính chất của nguyên tử và phân tử

Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay

- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Chuyển động của nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt.

3. Hiện tượng khuếch tán

Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay

- Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau do chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử.

- Hiện tượng khuếch tán xảy ra cả đối với chất rắn, chất lỏng và chất khí.

- Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi có sự chênh lệch mật độ nguyên tử ở các điểm khác nhau. Hiện tượng khuếch tán xảy ra ngay cả ở nhiệt độ thường

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong các tính chất dưới đây, tính chất nào không phải là của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

C. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Lời giải:

Đáp án: C

   Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. Chúng luôn chuyển động và không có lúc nào đứng yên.

Ví dụ 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

D. Cát được trộn lẫn với ngô.

Lời giải:

Đáp án: D

   Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau do chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử. khi trộn cát với ngô thì đã có sự can thiệp bên ngoài, không phải các chất tự hòa lẫn.

Ví dụ 3: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. Xảy ra chậm hơn.

B. Xảy ra nhanh hơn.

C. Không thay đổi.

D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Lời giải:

Đáp án: A

- Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa tan lẫn vào nhau do sự chuyển động không ngừng cuả các phân tử. Hiện tượng này xảy ra chậm hơn khi nhiệt độ giảm.

- Vì nhiệt độ càng thấp thì các phân tử chuyển động càng chậm nên quá trình khuếch tán diễn ra chậm hơn.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên đường dễ hòa tan hơn.

C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

D. Cả A, B đều đúng.

Đáp án: A

   Vì nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh nên quá trình khuếch tán diễn ra nhanh hơn. Do đó hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh

Câu 2: Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong các chất khí là:

A. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.

B. Khối khí được nung nóng.

C. Vận tốc các phân tử khí không như nhau.

D. Nồng độ phân tử các khí không như nhau.

Đáp án: D

   Hiện tượng khuếch tán xảy ra ngay cả ở nhiệt độ thường. Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi có sự chênh lệch mật độ nguyên tử ở các điểm khác nhau.

Câu 3: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?

A. Nhiệt độ của vật.

B. Trọng lượng riêng của vật

C. Khối lượng của vật.

D. Thể tích của vật.

Đáp án: A

   Vận tốc chuyển động của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng.

A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra đối với chất rắn.

B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không chuyển động.

C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

D. Các vật được cấu tạo liền một khối.

Đáp án: C

- Vận tốc chuyển động của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

- Hiện tượng khuếch tán xảy ra cả đối với chất rắn, chất lỏng và chất khí. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử và phân tử. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.

Câu 5: Khi đổ 300 cm3 giấm ăn vào 300 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

A. 600 cm3.

B. 550 cm3.

C. Thể tích lớn hơn 600 cm3.

D. Thể tích nhỏ hơn 600 cm3.

Đáp án: D

- Vì giữa các phân tử giấm và phân tử nước có khoảng cách, nên khi đổ giấm vào nước thì các phân tử nước, giấm xen kẽ vào các khoảng trống đó.

- Vì vậy thể tích của dung dịch nhỏ hơn tổng thế tích của nước và giấm (nhưng chưa biết chính xác là bao nhiêu).

Câu 6: Tại sao các chất nhìn có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các phân tử riêng biệt?

   Vì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chất rất nhỏ. Nên khi nhìn vào chất ta không thể nhận thấy, phân biệt được các nguyên tử, phân tử và thấy chúng như liền một khối.

Câu 7: Tại sao quả bóng bay được bơm căng sau một thời gian sẽ bị xẹp xuống?

Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay

- Vì vỏ của quả bóng bay tuy nhìn như liền thành một khối nhưng thực ra chúng được tạo nên từ các phân tử, nguyên tử. Và giữa các phân tử, nguyên tử này có khoảng cách.

- Do đó các phân tử khí (ở bên trong quả bóng) có thể thoát ra ngoài được. Và sau một thời gian sau quả bóng sẽ bị xẹp xuống

Câu 8: Tại sao những cá và một số sinh vật khác vẫn sống được ở dưới nước mà không cần ngoi lên bờ để thở? Chúng lấy oxi từ đâu?

- Vì trong nước cũng có oxi. Do hiện tượng khuếch tán nên khí oxi từ trong không khí dần khuếch tán vào trong nước, nên trong nước cũng có oxi.

- Những con cá và các sinh vật trong nước có thể lấy oxi trong nước để thở.

Câu 9: Tại sao nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh hơn?

- Vì vận tốc của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chất tăng lên khi nhiệt độ tăng lên. Do đó cùng một khoảng thời gian các nguyên tử, phân tử có thể dịch chuyển được những đoạn đường dài hơn.

- Ngoài ra khi nhiệt độ tăng cao thì lực hút giữa các nguyên tử, phân tử cũng giảm nên chúng dễ bị các phân tử, nguyên tử khác đan xen vào hơn.

Câu 10: Tại sao trong các bể cá cảnh người ta thường phải dùng những máy bơm khí nhỏ?

Cách giải bài tập về Cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử cực hay

- Vì mặc dù oxi có khuếch tán vào trong nước, nhưng do một số điều kiện nên lượng oxi đó là không đủ để cho cá và các sinh vật trong bể nước sinh sống.

Do đó người ta phải dùng máy bơm khí để cho lượng oxi hòa tan trong nước được nhiều hơn.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 có đáp án hay khác: