X

Các dạng Bài tập Vật lí lớp 8

Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay


Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay

Với Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay Vật Lí lớp 8 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí 8.

Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay

A. Phương pháp giải

Học sinh cần nắm kiến thức về áp suất, công thức tính áp suất, áp suất khí quyển

1. Áp suất

Phương pháp tính Áp lực, áp suất cực hay có lời giải Phương pháp tính Áp lực, áp suất cực hay có lời giải

- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

- Công thức xác định áp suất:

    Phương pháp tính Áp lực, áp suất cực hay có lời giải

- Trong đó p: là áp suất; F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S

- Đơn vị của áp suất là paxcan: 1Pa = 1N/m2

2. Áp suất khí quyển

- Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này tác dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển

Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay

- Để đo áp suất khí quyển người ta dùng ống Tô-ri-xe-li

- Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li.

- Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là mmHg. Ở nơi có độ cao ngang mực nước biển áp suất khí quyển vào khoảng 760mmHg (khoảng 100000Pa)

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một vận động viên leo núi có mang theo một chiếc máy đo áp suất khí quyển. Khi vận động viên ấy ở đâu thì áp suất khí quyển lớn nhất?

A. Tại đỉnh núi

B. Tại sườn núi

C. Tại chân núi

D. Tại lưng chừng núi

Lời giải:

Đáp án C

   Càng lên cao thì áp suất khí quyển càng giảm, càng xuống thấp thì áp suất khí quyển càng tăng. Trong bốn điểm kể trên thì chân núi có độ cao thấp nhất, nên tại đó áp suất khí quyển lớn nhất

Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

A. Áp suất khí quyển tác dụng lên vật theo mọi phương.

B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.

C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng vuông góc với mặt đất.

D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương ngang, song song với mặt đất.

Lời giải:

Đáp án A

   Giống như áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển tác dụng vào vật theo mọi phương

Ví dụ 3: Khi được đặt tại vị trí A, cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li có chiều cao là 76cm. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Khi ấy tại vị trí A áp suất khí quyển là bao nhiêu Paxcan ?

Lời giải:

- Đổi 76cm = 0,76m

- Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h

- Áp suất khí quyển tại điểm A là :

   p = 136000.0,76 = 103360 (N/m2) = 103360 (Pa)

Đ/s : 103360 Pa

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra?

A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

B. Con người có thể hít không khí vào phổi

C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn

D. Vật rơi từ trên cao xuống

Đáp án D

   Vật rơi từ trên cao xuống là do tác dụng của trọng lực (lực hút của Trái Đất) chứ không phải do áp suất của khí quyển.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất?

A. Tại đỉnh núi

B. Tại chân núi

C. Tại đáy hầm mỏ

D. Trên bãi biển

Đáp án C

   Càng lên cao thì áp suất khí quyển càng giảm, càng xuống thấp thì áp suất khí quyển càng tăng. Vì vậy trong các nơi kể ra ở trên, áp suất khí quyển ở đáy hầm mỏ là lớn nhất.

Câu 3: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m so với mực nước biển là:

A. 748 mmHg      B. 693,3 mmHg

C. 663 mmHg      D. 960 mmHg

Đáp án B

- Tại điểm có độ cao ngang bằng với mực nước biển áp suất ở đó là 760mmHg

- Áp suất khí quyển ở độ cao 800m so với mực nước biển là:

   760 – 800:12 = 693,3 (mmHg)

Câu 4: Khi làm thí nghiệm đo áp suất khí quyển tại chân núi thì chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli là 74cm. Nếu là thí nghiệm tương tự tại đỉnh núi thì:

A. Chiều cao của cột thủy ngân giảm

B. Chiều cao của cột thủy ngân tăng

C. Chiều cao cột thủy ngân không đổi

D. Chiều cao cột thủy ngân có thể tăng hoặc giảm

Đáp án A

   Càng lên cao thì áp suất khí quyển càng giảm, càng xuống thấp thì áp suất khí quyển càng tăng. Do đó ở đỉnh núi áp suất khí quyển sẽ nhỏ hơn ở chân núi, vì vậy chiều cao của cột thủy ngân sẽ giảm.

Câu 5: Người ta làm thí nghiệm Torixenli để đo áp suất khí quyển tại đỉnh của một ngọn hải đăng. Kết quả xác định được áp suất tại đó là 95200Pa, biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Chiều cao của cột thủy ngân trong thí nghiệm là :

A. 700mm      B. 710mm

C. 760mm      D. 750mm

Đáp án A

- Trọng lượng riêng của thủy ngân là:

   13600.10 = 136000 (N/m3)

- Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng:

   p = d.h => h = p : d

- Chiều cao của cột thủy ngân là:

   95200 : 136000 = 0,7 (m) = 700 (mm)

Câu 6: Khi đặt ống Tôrixenli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg.

- Chiều cao của cột thủy ngân đã giảm đi:

   752 – 698 = 54 (mm)

Chiều cao của ngọn núi là:

   54.12 = 648 (m)

Đáp số: 648m

Câu 7: Trong thí nghiệm của Tô-ri-xe-lo, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu? Ống Tô-ri-xe-li phải dài ít nhất là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3, của nước là 1000kg/m3

Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h

   Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay

   Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay

- Chiều cao của cột nước trong ống là:

   Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay

Đáp số: 10336cm

- Như vậy ống phải dài ít nhất 10,336m

Câu 8: Người ta làm thí nghiệm Torixenli để đo áp suất khí quyển tại đỉnh của một ngọn hải đăng. Người ta thấy chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli là 730mm, biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Áp suất khí quyển tại đó là bao nhiêu ?

- Đổi 730mm = 0,73m

- Trọng lượng riêng của thủy ngân là:

   13600.10 = 136000 (N/m3)

- Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h

- Áp suất khí quyển tại đỉnh núi là :

   p = d.h = 136000.0,73 = 99280 (N/m2)

Đáp số : 99280N/m2

Câu 9: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy: ở chân núi áp kế chỉ 75cmHg; ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5cmHg. Nếu coi trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?

- Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h

- Áp suất ở chân núi là:

   p = 136000.0,75 = 102000 (N/m2)

- Áp suất ở độ đỉnh núi là:

p = 136000.0,715 = 97240 (N/m2)

Độ chênh lệch áp suất ở hai điểm này là:

102000 – 97240 = 4760 (N/m2)

- Chiều cao ngọn núi là:

   Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay

Đáp số: 380,8m

Câu 10: Một người trưởng thành nặng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là 1,6m2 hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3. Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?

- Ở điều kiện tiêu chuẩn áp suất khí quyển là 76 cmHg

   p = d.h = 136000. 0,76 = 103360 (N/m2)

- Ap dụng công thức:

   Cách giải bài tập về Áp suất khí quyển cực hay

- Áp lực mà khí quyển tác dụng lên cơ thể người là:

   F = p.S = 103360.1,6 = 165376 (N)

- Sở dĩ người ta có thể chịu đựng được và không cảm thấy tác dụng của áp lực này vì bên trong cơ thể cũng có không khí nên áp lực tác dụng từ bên ngoài và bên trong cân bằng nhau

Đáp số: 165376N

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 có đáp án hay khác: