Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 10 Tiết 1 trang 35, 36
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 Tiết 1 trang 35, 36 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 10 Tiết 1 trang 35, 36
Bài 1 (trang 35, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.
GIẢ TRAI ĐI THI
Mới mười tuổi Nguyễn Thị Duệ đã nổi tiếng hay chữ. Để việc học hành, thi cử không bị cản trở, nhân một lần chuyển chỗ ở, Duệ cải trang làm con trai, lấy tên là Nguyễn Ngọc Du.
Thời ấy đất nước có nội chiến Nam - Bắc triều, loạn lạc triền miên. Khi nhà Mạc (Bắc triều) thất thế phải rút lên Cao Bằng, Du cũng theo lên. Năm 20 tuổi, "cậu" Du thi đỗ tiến sĩ nhưng bị phát hiện là gái giả trai. Tuy vậy, vua Mạc mến tài nên tha tội, sau đó lấy làm cung phi và bổ dụng chức cung trung giáo tập để dạy các phi tần.
Năm 1625, vua Mạc thua trận, bà Duệ bị quân Trịnh bắt. Bà cầm thanh gươm bình thản nói: “Các ngươi bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp cho chúa của các ngươi, nếu các ngươi vô lễ thì ta sẽ chết với lưỡi gươm này". Quân lính giải bà về Thăng Long. Chúa Trịnh cảm mến tài năng và khí tiết của bà nên không giết mà còn phong làm lễ nghi học sĩ, chuyên trông coi việc học hành trong phủ chúa.
Truyền rằng trong một bài thi, có người chỉ làm được bốn câu trong khi quy định phải là 12 câu, lẽ ra bị loại, nhưng thấy bốn câu hay nên các quan chấm bài trình lên vua. Vua xem cũng phân vân, liền đem hỏi ý kiến bà. Bà nói: “Bài văn chỉ làm được bốn câu nhưng là bốn câu hay, còn hơn làm đủ 12 câu mà không hay". Vua liền y theo.
Ngoài dạy học ở Thăng Long, bà Duệ còn soạn ra các bộ đề thi gửi về giúp các địa phương tổ chức thi và bài làm lại gửi lên để bà chấm. Có thể coi bà là người khởi đầu hình thức "giáo dục từ xa" của nước ta.
(Đào Tiến Thi tổng hợp)
Nguyễn Thị Duệ (1574 0 1654): nữ tiến sĩ thời nhà Mạc, quê làng Kiệt Đặc, nay thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Hay chữ: đọc rộng biết nhiều, giỏi giang về văn chương, khoa học.
Nội chiến Nam – Bắc triều: chiến tranh giữa nhà Mạc với nhà lê – Trịnh hồi thế kỷ XVI – XVII.
Cung phi, cung tần: vợ lẽ của vua chúa ngày xưa (cung phỉ là hàng sau hoàng hậu, cung tấn là hàng sau cung phi). Phi tần: chỉ chung cung phi và cung tần.
Trả lời:
Em học văn bản chú ý các từ khó và các sự kiện lịch sử.
Bài 2 (trang 35, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết Đ nếu đúng, S nếu sai.
a. Duệ giả làm con trai để thuận cho việc học hành, thi cử |
|
b. Đất nước loạn lạc triền miên, Duệ bỏ học lên Cao Bằng. |
|
c. Ngay khi đỗ tiến sĩ, cô Duệ bị phát hiện là gái giả trai. |
|
d. Vua Mạc mến tài nên tha tội cho cô Duệ. |
|
g. Vua Mạc phong chức tước để bà Duệ dạy học trong cung vua. |
|
e. Bị quân Trịnh bắt, bà Duệ vẫn khảng khái, hiên ngang. |
|
h. Bà Duệ chấm văn trọng về chất lượng, không trọng hình thức bên ngoài. |
|
i. Dưới hai triều đại khác nhau, bà Duệ đều được bổ dụng làm nhà giáo. |
|
Trả lời:
a. Duệ giả làm con trai để thuận cho việc học hành, thi cử |
Đ |
b. Đất nước loạn lạc triền miên, Duệ bỏ học lên Cao Bằng. |
S |
c. Ngay khi đỗ tiến sĩ, cô Duệ bị phát hiện là gái giả trai. |
Đ |
d. Vua Mạc mến tài nên tha tội cho cô Duệ. |
Đ |
g. Vua Mạc phong chức tước để bà Duệ dạy học trong cung vua. |
S |
e. Bị quân Trịnh bắt, bà Duệ vẫn khảng khái, hiên ngang. |
Đ |
h. Bà Duệ chấm văn trọng về chất lượng, không trọng hình thức bên ngoài. |
Đ |
i. Dưới hai triều đại khác nhau, bà Duệ đều được bổ dụng làm nhà giáo. |
Đ |
Bài 3 (trang 35, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Trả lời câu hỏi.
a. Vì sao Duệ phải giả làm con trai?
b. Vì sao cô Duệ theo nhà Mạc lên Cao Bằng (thời đó là nơi rất xa xôi, “rừng thiêng nước độc”)?
c. Theo em, vì sao cả vua Mạc lẫn chúa Trịnh đều trọng dụng bà Huệ?
Trả lời:
a. Duệ phải giả làm con trai để việc học hành, thi cử không bị cản trở.
b. Cô Duệ theo nhà Mạc lên Cao Bằng vì thời ấy đất nước có nội chiến Nam – Bắc Triều loạn lạc triền miên. Nhà Mạc (Bắc Triều) thất thế phải rút lên Cao Bằng vì vậy mà cô Duệ cũng phải theo lên đó sinh sống.
c. Vua Mạc lẫn chúa Trịnh đều trọng dụng bà Duệ vì mến mộ tài năng và khí tiết của bà.