Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 10 Tiết 2 trang 36, 37
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 Tiết 2 trang 36, 37 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 10 Tiết 2 trang 36, 37
Bài 1 (trang 36, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ “mắt” có 6 nghĩa như sau:
(1) Cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng: mắt sáng long lanh; bị đau mắt. (2) Mắt của con người biểu thị cho sự nhìn nhận: nhìn tận mắt; trông không được đẹp mắt; có con mắt tỉnh đời; để mắt tới công việc. (3) Chỗ lồi lôm giống như hình con mắt, mang chói ở một số loài cây: mắt tre; mắt mía. (4)Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả: mắt dứa, na mở mắt. (5) Lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan: mắt lưới, rổ đan thưa mắt. 6 Mắt xích (nói tắt): xích xe đạp quá chùng nên phải chặt bỏ bớt hai mắt.
Đặt 2 – 3 câu với từ mắt được dùng theo các nghĩa khác nhau.
Trả lời:
- Trà My có đôi mắt to tròn và long lanh.
- Quả na chưa mở mắt.
- Trước khi ra ngoài, bố dặn em phải để mắt đến Quân.
Bài 2 (trang 37, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đặt câu với các từ non và già có nghĩa như nghĩa được dùng ở các câu đã cho rồi xếp chúng vào cột phù hợp:
Ví dụ |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
|
Cây trong vườn đang ra lá non. |
Bà em nay đã già. |
X |
|
Họ tự thấy tay lái còn non. |
|
|
|
Bà em chỉ ăn non lưng bát cơm. |
|
|
|
Đi già nửa đường em mới nhớ ra quyển sách. |
|
|
|
Ông em thích pha trà bằng nước sôi già. |
|
|
|
Trả lời:
Ví dụ |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
|
Cây trong vườn đang ra lá non. |
Bà em nay đã già. |
X |
|
Họ tự thấy tay lái còn non. |
Nước đã nóng già. |
|
X |
Bà em chỉ ăn non lưng bát cơm. |
Nước còn già nửa bể. |
|
X |
Đi già nửa đường em mới nhớ ra quyển sách. |
Từ trường về nhà mất non một tiếng. |
|
X |
Ông em thích pha trà bằng nước sôi già. |
Nét vẽ của Lan còn non. |
|
X |