Top 50 bài tập trắc nghiệm bài tập Quá trình hình thành loài (có lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập Quá trình hình thành loài Sinh học 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Sinh học 12 giúp các bạn học tốt môn Sinh học hơn.
Bài tập trắc nghiệm Quá trình hình thành loài
Câu 1:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí
B. Hình thành loài mới bằng cách sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển
C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật
Câu 2:
Có mấy phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
(1). Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với những loài động vật ít di chuyển xa.
(2). Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(3). Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hóa thường xảy ra trong quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi.
(4). Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến
Số phương án đúng là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 3:
Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi của quần thể.
II. Sự hình thành loài mới có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
III. Cách li địa lí là nhân tố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.
IV. Phương thức hình thành loài này xảy ra ở cả động vật và thực vật.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 4:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.
B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
C. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN.
Câu 5:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1). Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới
(2). Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới
(3). Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới
(4). Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật
(5). Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
(6). Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản
A. 1,5
B. 2,4
C. 3,4
D. 3,5
Câu 6:
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cách li địa lí do xuất hiện những trở ngại địa lý hay do di cư .
B. Cách li địa lí góp phần phân hóa vốn gen giữa các quần thể.
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 7:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 8:
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
I. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển… ngăn cản các cá thể của quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau
II. Cách li địa lí trong một thời gian dài tất yếu sẽ dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới
III. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
IV. Cách li địa lí có thể xảy ra với những loài có khả năng phát tán mạnh, có khả năng di cư và ít di cư.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 9:
Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
II. Cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể trong loài.
III. Điều kiện địa lý là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
IV. Quá trình hình thành loài mới cần có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới. Kết luận nào sau đây sai:
A. Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
B. Cách li địa lý là nhân tố thúc đẩy sự phân hóa vốn gen của quần thể.
C. Ở những loài sinh sản hữu tính, cách li sinh sản đánh dấu sự hình thành loài mới.
D. Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường sinh thái không cần đến sự cách li địa lý.
Câu 11:
Phương pháp nào sau đây tạo được loài mới?
A. Dung hợp tế bào trần, nuôi tế bào lai phát triển thành cây, tách các tế bào từ cây lai và nhân giống vô tính invitro.
B. Nuôi cấy hạt phấn tạo thành dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa và nhân lên thành dòng.
C. Chọn dòng tế bào soma có biến dị, nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh và nhân lên thành dòng.
D. Gây đột biến gen, chọn lọc dòng đột biến mong muốn và nhân lên thành dòng.
Câu 12:
Hình thành loài mới theo phương thức lai xa kết hợp đa bội hóa trong tự nhiên có trình tự:
A. Lai xa → thể lai xa → đa bội hóa → thể song nhị bội → cách ly → loài mới
B. Lai xa → thể song nhị bội → đa bội hóa → loài mới
C. Lai xa → thể lai xa → thể song nhị bội → đa bội hóa → cách ly → loài mới
D. Lai xa → con lai xa → thể song nhị bội → loài mới
Câu 13:
Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B trong cùng một khu vực địa lí và hình thành một quần thể mới. Lâu dần có sự sai khác về vốn gen của 2 quần thể cho đến khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Trên đây là ví dụ về hình thành loài bằng con đường:
A. Cách li địa lí
B. Cách li sinh thái
C. Cách li sinh sản
D. Cách li tập tính
Câu 14:
Cho các thông tin sau:
1. Trong một quần thể thỏ lông trắng xuất hiện một vài con có lông đen
2. Những con thỏ ốm yếu, bệnh tật dễ bị kẻ thù tiêu diệt
3. Một con suối nước chảy quanh năm làm cho các con thỏ ở bên này và bên kia suối không thể gặp nhau
4. Những con có lông màu trắng thích giao phối với các con có lông màu trắng hơn là những con lông đen.
5. Một đợt rét đậm có thể làm số cá thể của quần thể thỏ giảm đi đáng kể.
Những thông tin góp phần hình thành loài mới là:
A. 1,2,3,4
B. 1,3,4,5
C. 2,3,4,5
D. 1,2,3,4,5
Câu 1:
Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì
A. Cách li địa lý giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá.
B. Điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật.
C. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản.
Câu 2:
Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.
C. Loài mới được hình thành có thể từ những cá thể cùng loài.
D. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.
Câu 3:
Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:
A. Cách li địa lí.
B. Lai xa và đa bội hóa.
C. Cách li tập tính.
D. Cách li sinh thái.
Câu 4:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lý sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bộ hóa thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lý xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
A. 1,5
B. 2,4
C. 3,4
D. 3,6
Câu 5:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau.
C. Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh.
D. Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật.
Câu 7:
Khi nói đến quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
II. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
III. Sự hinh thành loài mới liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
IV. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8:
Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li địa lí.
C. Cách li sinh thái.
D. Cách li cơ học.
Câu 9:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.
Câu 10:
Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T.monococcum) lai với loài cỏ dại (T.speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T.tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm?
A. Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
B. Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
C. Ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.
D. Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
Câu 11:
Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng
A. Con đường lai xa và đa bội hóa.
B. Phương pháp lai tế bào.
C. Con đường tự đa bội hóa.
D. Con đường sinh thái.
Câu 12:
Hình thành loài mới
A. Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
B. Khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.
C. Ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
D. Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
Câu 13:
Thể song nhị bội
A. Có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.
B. Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.
C. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
Câu 14:
Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường
A. Lai xa và đa bội hoá.
B. Sinh thái.
C. Địa lí.
D. Lai khác dòng.
Câu 15:
Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li sinh sản và cách li di truyền.
B. Cách li sinh thái.
C. Cách li địa lí và cách li sinh thái.
D. Cách li địa lí.