X

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Tuần 4 hay nhất


Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Tuần 4 hay nhất

Với các bài Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Tuần 4 hay nhất hay nhất, chi tiết, đầy đủ các phần Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Tuần 4 hay nhất

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 21, 22 - Chính tả

Bài 1:

a) Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần:

b) Nêu nhận xét : các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?

Trả lời:

a)

Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
nghĩa …………………. ia ………………….
chiến …………………. n

b)

Giống nhau:

Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.

Khác nhau:

- Có hay không có âm cuối ? Tiếng "chiến" có âm cuối, tiếng "nghĩa" không có âm cuối.

- Dấu thanh đặt ở chữ cái nào ? - Tiếng "chiến" dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi), tiếng "nghĩa" dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.

Bài 2: Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên :

Trả lời:

- Đối với tiếng có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).

- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 22, 23 - Luyện từ và câu

Bài 1:Gạch dưới từng cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

Trả lời:

a) Gạn đục khơi trong.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

c) Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Bài 2: Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:

Trả lời:

a) Hẹp nhà rộng bụng.

b) Xấu người đẹp nết.

c) Trên kính dưới nhường.

Bài 3: Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

Trả lời:

a) Hòa bình : Chiến tranh, xung đột

b) Thương yêu : Căm ghét, ghét bỏ, thù hận, đối địch

c) Đoàn kết : Chia rẽ, xung khắc

d) Giữ gìn : Phá hoại, tàn phá, phá hủy

Bài 4: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3:

Trả lời:

a) Nhân loại luôn yêu hòa bình, sợ hãi chiến tranh.

b) Mẹ em thường dạy: “Anh em phải thương yêu, không được ghét bỏ nhau”.

c) Đội bóng mạnh cần có các cầu thủ không có tư tưởng chia rẽ, luôn phải đoàn kết với nhau.

d) Người dân ở Hội An luôn giữ gìn từng ngôi nhà xưa để không phá hủy cảnh quan của phố cổ.

..............................

..............................

..............................

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 hay khác: