Giải GDCD 8 trang 23 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 8 trang 23 trong Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 8 trang 23.
Giải GDCD 8 trang 23 Chân trời sáng tạo
Khám phá trang 23 GDCD 8: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
BÀI HỌC VỀ NHÂN CÁCH CỦA THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH
Tô Hiến Thành (? - 1179) quê làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (nay là Hà Nội), làm quan vào đời vua Lý Anh Tông đến chức Thái phó. Ông văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh, chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất. Trước khi mất, vua đã di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá tân vương với mong muốn “công việc quốc gia hết thảy tuân theo phép cũ”. Bà Thái hậu muốn làm việc phế lập, đã sai người đem vàng bạc đút lót cho vợ ông. Ông nói với vợ: “Ta là đại thần nhận mệnh tiên để dặn dò, phò giúp tân vương. Nay lấy của đút mà bỏ vua nọ, lập vua kia thì còn mặt nào trông thấy tiên đế dưới suối vàng”. Bà Thái hậu lại cho người đến gặp, thuyết phục Tô Hiến Thành. Ông trả lời: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần, nghĩa sĩ sao có thể làm được. Thân không dám vâng lời”. Bà Thái hậu đành thôi. Năm 1177, tân vương lên ngôi lúc 3 tuổi. Một mình Tô Hiến Thành phải chu toàn mọi việc cho nghiêm chỉnh, công bằng để mọi người đều quy phục tân vương. Tô Hiến Thành mất năm 1179.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên?
Trả lời:
Nhận xét:
+ Thái phó Tô Hiến Thành rất liêm khiết, từ chối mọi cám dỗ và luôn dũng cảm, không chịu khuất phục uy quyền (điều này được thể hiện qua các chi tiết: từ chối vàng bạc đút lót và lời nhờ cậy của Thái hậu; kiên quyết ủng hộ, phò tá tân vương lên nối ngôi, dù khi đó tân vương mới chỉ 3 tuổi).
+ Thái phó Tô Hiến Thành cũng là người rất mực chung thành, luôn nỗ lực cống hiến vì dân, vì nước.
+ Thái phó Tô Hiến Thành quả là tấm gương sáng trong lịch sử để người đời sau soi mình và học tập, noi theo.
Khám phá trang 23 GDCD 8: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
BÀI HỌC VỀ NHÂN CÁCH CỦA THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH
Tô Hiến Thành (? - 1179) quê làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (nay là Hà Nội), làm quan vào đời vua Lý Anh Tông đến chức Thái phó. Ông văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh, chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất. Trước khi mất, vua đã di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá tân vương với mong muốn “công việc quốc gia hết thảy tuân theo phép cũ”. Bà Thái hậu muốn làm việc phế lập, đã sai người đem vàng bạc đút lót cho vợ ông. Ông nói với vợ: “Ta là đại thần nhận mệnh tiên để dặn dò, phò giúp tân vương. Nay lấy của đút mà bỏ vua nọ, lập vua kia thì còn mặt nào trông thấy tiên đế dưới suối vàng”. Bà Thái hậu lại cho người đến gặp, thuyết phục Tô Hiến Thành. Ông trả lời: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần, nghĩa sĩ sao có thể làm được. Thân không dám vâng lời”. Bà Thái hậu đành thôi. Năm 1177, tân vương lên ngôi lúc 3 tuổi. Một mình Tô Hiến Thành phải chu toàn mọi việc cho nghiêm chỉnh, công bằng để mọi người đều quy phục tân vương. Tô Hiến Thành mất năm 1179.
Câu hỏi:
- Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải?
Trả lời:
Cần phải bảo vệ lẽ phải, vì:
+ Bảo vệ lẽ phải chính là bảo vệ và phát huy những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
+ Việc bảo vệ lẽ phải sẽ góp phần thúc đẩy xã hội công bằng, ổn định.
+ Khi có ý thức và hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta sẽ nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người.
Lời giải GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải hay khác: