Giải GDCD 8 trang 24 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 8 trang 24 trong Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 8 trang 24.
Giải GDCD 8 trang 24 Chân trời sáng tạo
Khám phá trang 24 GDCD 8: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu
Yêu cầu:
- Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh trên.
Trả lời:
Chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật
+ Bức tranh 1: bạn học sinh nữ từ chối lời đề nghị chia đôi số tiền trong chiếc ví mà bạn học sinh nam nhặt được; đồng thời, khẳng định: không nên chiếm đoạt số tiền nhặt được vì đó không phải là tiền do bản thân mình làm ra.
+ Bức tranh 2: bạn học sinh nam đã dũng cảm đứng ra bảo vệ, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường của một nhóm bạn khác.
+ Bức tranh 3: bạn học sinh nữ khuyên bạn học sinh nam nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp, chép bài của người khác.
+ Bức tranh 4: người danh trai đã tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ, không vượt đèn đỏ dù lúc này đường đang vắng.
Khám phá trang 24 GDCD 8: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu
Yêu cầu:
- Em hãy kể thêm những việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết.
Trả lời:
Một số việc làm bảo vệ lẽ phải mà em biết:
+ Nghiêm túc chấp hành nội quy của trường học hay nơi làm việc.
+ Tố cáo những việc làm sai trái, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ví dụ: trộm cướp, tổ chức đánh bạc, hành nghề mê tín dị đoan,…
+ Góp ý, khuyên bạn cùng lớp nên chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài, không nên làm việc riêng trong giờ học.
+ Dũng cảm nhận khuyết điểm khi bản thân phạm phải sai lầm; không trốn tránh hay tìm cách đổ lỗi cho người khác.
+ …
Khám phá trang 24 GDCD 8: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Giờ tan trường, cô giáo vô tình thấy bạn Dũng đang nhắc nhở hai bạn học sinh khác có hành vi vẽ lên tường rào của nhà trường. Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, cô giáo đã tuyên dương việc làm của bạn Dũng trước lớp. Cả lớp rất vui và vỗ tay tán thưởng bạn. Bạn Dũng cảm ơn cô giáo, các bạn và bày tỏ hi vọng cả lớp sẽ tiếp tục có thái độ, hành vi phù hợp để bảo vệ những điều đúng đắn.
Câu hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Dũng? Chúng ta có nên học tập bạn Dũng không? Vì sao?
- Theo em, làm thế nào để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải?
Trường hợp 2. Trên đường đi học về, bạn P rủ bạn K vào cửa hàng tạp hoá mua quà vặt. Khi ra khỏi cửa hàng, bạn P phát hiện và nói với bạn K là cô chủ cửa hàng đã đưa thừa 20 000 đồng cho mình. Bạn P định lấy số tiền đó để đi chơi điện tử nhưng bạn K không đồng tình. Bạn K khuyên bạn P không nên làm như vậy vì cô bán hàng phải làm việc vất vả mới kiếm được tiền. Bạn P cho rằng, cô chủ không biết nên có lấy luôn cũng không sao. Thấy vậy, bạn K quyết liệt phản đối và nói rằng: “Tớ sẽ nghỉ chơi với cậu nếu cậu vẫn cố tình lấy số tiền này”.
Câu hỏi:
- Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao?
- Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì?
Trả lời:
* Trả lời câu hỏi Trường hợp 1.
- Nhận xét: hành động của bạn Dũng cho thấy bạn đã có ý thức:
+ Tuân thủ quy định nội quy, bảo vệ cảnh quan của trường - lớp;
+ Biết phê phán, góp ý trước những hành vi chưa đẹp, chưa chuẩn mực.
=> Như vậy, Dũng là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Chúng ta nên học tập theo bạn Dũng.
- Để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải, em cần:
+ Tự mình làm gương (có những lời nói, hành vi phù hợp; có thái độ và hành động tôn trọng, bảo vệ lẽ phải).
+ Tâm sự, chia sẻ, phân tích để bạn bè hiểu được ý nghĩa, giá trị của việc bảo vệ lẽ phải.
* Trả lời câu hỏi Trường hợp 2.
- Nhận xét: hành vi của bạn P không phù hợp, vì: P biết cô bán hàng trả thừa tiền cho mình, nhưng P vẫn im lặng và tỏ thái độ muốn chiếm đoạt số tiền đó nhằm mục đích đi chơi điện tử.
- Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường:
+ Phân tích, góp ý chỉ cho họ thấy lỗi sai và những hậu quả khi thực hiện hành vi đó.
+ Khuyên mọi người hãy dũng cảm nhận trách nhiệm khi phạm phải sai lầm và cố gắng sửa chữa, thay đổi để không phạm phải lỗi sai ấy nữa.
Lời giải GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải hay khác: