Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.
Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó
I. Lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó
- Khi một vật được đặt trong chất lỏng, nó sẽ chịu một lực hướng thẳng đứng từ dưới lên, được gọi là lực đẩy Archimedes.
- Nội dung định luật Archimedes: Lực đẩy Archimedes mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Công thức: FA = d.V
Trong đó:
+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
+ V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) hoặc phần thể tích vật chìm trong chất lỏng (m3).
+ FA là độ lớn lực đẩy Archimedes (N).
II. Điều kiện định tính để một vật nổi hay chìm trong trong một chất lỏng
Nếu thả vật vào trong chất lỏng thì:
- Vật nổi lên khi khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng.
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất lỏng.
- Vật chìm xuống khi khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng.