X

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 19: Đòn bẩy sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

I. Đòn bẩy có thể làm đổi hướng tác dụng của lực

Khi một vật quay do chịu lực tác dụng, nó có thể tác dụng lực lên một vật khác. Từ đó, người ta đã tạo ra đòn bẩy. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

Mô hình đơn giản của đòn bẩy:

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

II. Các loại đòn bẩy

- Đòn bẩy loại 1: Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa. Có thể lợi về lực hoặc không.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

- Đòn bẩy loại 2: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia. Luôn cho lợi về lực.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

- Đòn bẩy loại 3: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy). Luôn không cho lợi về lực.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

III. Sử dụng đòn bẩy trong thực tiễn

Đòn bẩy được ứng dụng nhiều trong đời sống và kĩ thuật. Trong thực tiễn, việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp thực hiện nhiều công việc thuận tiện và hiệu quả hơn. Ta có thể, thay đổi vị trí tác dụng của lực và vị trí điểm tựa để phù hợp với khả năng tác dụng lực.

Ví dụ: xe đẩy hàng, chày giã gạo dùng sức nước,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay khác: