X

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

I. Cường độ dòng điện

- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Kí hiệu là I.

Đơn vị đo là ampe, kí hiệu là A.

- Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Số chỉ của ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn.

1 A = 1 000 mA

- Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

II. Hiệu điện thế

- Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó và được đo bằng vôn kế.

Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.

- Giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi chưa mắc vào mạch) càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện của nó càng lớn.

1 V = 1 000 mV; 1 kV = 1 000 V

- Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay khác: