Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 16: Áp suất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.
Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 16: Áp suất
I. Áp lực
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Ví dụ: Do có trọng lượng nên các vật như tủ, bàn ghế, … tác dụng lực ép lên sàn, có phương vuông góc với mặt sàn.
II. Áp suất
Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức tính áp suất:
Trong đó:
+ p là áp suất (N/m2; Pa ) 1 Pa (đọc là paxcan) = 1 N/m2
+ F là áp lực (N) tác dụng lên mặt bị ép
+ S là diện tích bị ép (m2)
- Một số đơn vị đo áp suất khác thường dùng:
• Bar: 1 Bar = 100 000 Pa
• Atmôtphe: 1 atm =101 300 Pa
• Milimet thuỷ ngân: 1mmHg = 133,3 Pa
- Để đo áp suất, người ta dùng áp kế.
III. Tăng giảm áp suất
Áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.
Để tăng (giảm) áp suất tác dụng lên một diện tích mặt bị ép ta có thể tăng (giảm) áp lực hoặc giảm (tăng) diện tích mặt bị ép hoặc vừa tăng (giảm) áp lực, vừa giảm (tăng) diện tích mặt bị ép.