Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.
Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt
I. Các hình thức truyền năng lượng nhiệt
1. Hiện tượng dẫn nhiệt
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở các vật rắn.
Năng lượng nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp hơn.
2. Hiện tượng đối lưu
- Dòng đối lưu là dòng chuyển động của chất lỏng mang năng lượng từ nơi nóng hơn đến nơi lạnh hơn.
- Quá trình truyền nhiệt tạo ra dòng đối lưu được gọi là sự truyền nhiệt bằng sự đối lưu.
- Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chính trong chất lỏng và chất khí. Trong chất khí và chất lỏng cũng có sự dẫn nhiệt, nhưng sự truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt chậm hơn so với truyền nhiệt bằng sự đối lưu.
3. Hiện tượng bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt và có thể truyền qua chân không.
Ví dụ: Giữa Mặt Trời và khí quyển Trái Đất là chân không. Ở đó, không có sự dẫn nhiệt và đối lưu. Năng lượng này truyền đến Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
II. Truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính
Nhà kính là nhà được che bởi mái kính dùng để trồng cây bên trong.
Năng lượng do các tia nhiệt truyền từ ngoài vào bên trong nhà kính lớn hơn năng lượng các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài. Kết quả là nhiệt độ bên trong nhà kính sẽ tăng lên.
Ứng dụng hiện tượng này, ở những vùng nhiệt độ không khí thấp, người ta làm nhà kính để trồng cây, giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn so với cây được trồng bên ngoài.
III. Công dụng của vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
1. Tính dẫn nhiệt của các chất
Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém hơn.
2. Vật dẫn nhiệt
Dựa vào tính dẫn nhiệt tốt hay kém của các chất mà người ta sử dụng chúng thích hợp trong khoa học và đời sống.