Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Tính chất chung của kim loại - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Tính chất chung của kim loại sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 15: Tính chất chung của kim loại - Cánh diều
Câu 1: Trong số các kim loại Na, Mg, Fe, Cu. Kim loại nào không tác dụng được với HCl ở nhiệt độ thường?
A. Na.
B. Mg.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 2. Thủy ngân (Hg) được sử dụng trong nhiệt kế y tế là do kim loại này có tính chất vật lí đặc trưng là
A. nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
B. dẫn điện tốt.
C. có ánh kim.
D. khối lượng riêng nhỏ.
Câu 3. Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép không gỉ, chống gỉ,… Kim loại X là
A. Cu.
B. Cr.
C. Ca.
D. Cs.
Câu 4. Cho các kim loại Na, Ca, Cu, Mg, Fe, Ba. Số các kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Thả dây đồng vào dung dịch AgNO3.
B. Thả vài viên kẽm vào dung dịch hydrochloric acid loãng.
C. Rắc bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn.
D. Thả dây đồng vào nước.
Câu 6. Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính chất đặc trưng là
A. tính dẫn điện.
B. ánh kim.
C. tính dẻo.
D. nhẹ.
Câu 7. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Zn + H2O ZnO + H2 .
B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
C. Fe + S FeS.
D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.
Câu 8. Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch hydroxide và giải phóng khí hydrogen là
A. Cu, Fe.
B. K, Ca.
C. Al, Zn .
D. Fe, Al.
Câu 9. Cho sơ đồ chuyển hóa: Al → X → Y → AlCl3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Al(OH)3, Al(NO3)3.
B. Al(OH)3, Al2O3.
C. Al2O3, Al2(SO4)3.
D. Al2O3, Al(OH)3.
Câu 10. Cho đinh sắt (iron) vào ống nghiệm đựng dung dịch muối CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
A. lớp kim loại màu trắng bám vào đinh sắt, dung dịch màu đỏ nâu hình thành.
B. không thấy hiện tượng xảy ra.
C. đinh sắt tan ra, lớp kim loại màu trắng bạc bám vào đinh sắt.
D. đinh sắt tan ra, lớp kim loại màu nâu đỏ bám vào đinh sắt, dung dịch màu xanh nhạt màu dần.
Câu 11: Các nhận định sau đây đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Nếu nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân vì thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh tạo thành chất mới không độc. |
||
b. Kim loại Na, K, Fe, Ag đều có khả năng phản ứng với khí oxygen ngay điều kiện thường. |
||
c. Nhôm, sắt và vàng đều bền trong không khí và nước. |
||
d. Kim loại Mg đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối |
Câu 12: Cho kim loại zinc (Zn) vào dung dịch HCl. Các nhận định về kết quả phản ứng sau đây đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Kim loại zinc tan dần. |
||
b. Không có hiện tượng gì. |
||
c. Khí không màu bay lên. |
||
d. Dung dịch tạo thành có màu xanh. |
Câu 13: Hình bên dưới mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí hydrogen trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đẩy không khí. Tính khối lượng zinc cần dùng để thu được 1,2395 lít khí hydrogen (đkc).
Đáp án: ……………………………………………………………………………
Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm bột các kim loại đồng và nhôm vào cốc chứa một lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 14,874 lít khí H2 (đkc) còn lại 6,4 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng của hỗn hợp X.
Đáp án: ……………………………………………………………………………
Câu 15: Nung 13,44 gam sắt với khí chlorine. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng sản phẩm thu được là 24,375 gam. Tính hiệu suất của phản ứng.
Đáp án: ……………………………………………………………………………