Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 30: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất - Cánh diều
Câu 1: Nguyên tố nào phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất?
A. Carbon.
B. Silicon.
C. Oxygen.
D. Sắt.
Câu 2: Trong vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học thường tổn tại ở dạng nào?
A. Oxide và muối.
B. Oxide và acid.
C. Oxide và hydroxide.
D. Hydroxide và muối.
Câu 3: Nguyên tố nào tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên?
A. Silicon.
B. Platinum.
C. Calicium.
D. Sodium.
Câu 4: Khi sử dụng nhôm tái chế, con người sẽ tiết kiêm được nguồn tài nguyên nào?
A. Quặng hematite.
B. Quặng manhetite.
C. Cát trắng.
D. Quặng bauxite.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thành phần chính của cát trắng là SiO2.
B. Thành phần chính của đá vôi là CaCO3.
C. Quặng hematite chứa thành phần chủ yếu là Al2O3
D. Quặng pyrite chứa thành phần chủ yếu là FeS2.
Câu 6: Tài nguyên nào thường được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng,…?
A. Cát.
B. Đá vôi.
C. Đất sét.
D. Than đá.
Câu 7: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ tài nguyên đất ở nước ta?
A. Dùng thuốc diệt cỏ.
B. Đào hố vẩy cá.
C. Tiến hành tăng vụ.
D. Bón phân thích hợp.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tài nguyên trong vỏ Trái Đất là nguồn cung cấp vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệu chủ yếu cho con người.
B. Đất trên bề mặt vỏ Trái Đất là môi trường tồn tại và phát triển của sinh vật.
C. Quá trình khai thác tài nguyên gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật.
D. Nguồn tài nguyên trong vỏ Trái Đất được tái tạo lại sau thời gian sử dụng.
Câu 9: Khoáng vật nào được sử dụng là nguyên liệu sản xuất thủy tinh?
A. Cát trắng.
B. Than đá.
C. Đá vôi.
D. Đất sét.
Câu 10: Quặng nào sau đây không có thành phần chủ yếu là oxide của kim loại?
A. Bauxite.
B. Hematite.
C. Pyrite.
D. Manhetite.
Câu 11: Phát biểu dưới đây đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Cát và đá là vật liệu quan trong ngành xây dựng. |
||
b. Khoáng vật lưu huỳnh (sulfur) không được sử dụng trong sản xuất sulfuric acid. |
||
c. Quặng bauxite (chứa Al2O3) là dạng tồn tại của aluminium. |
||
d. Các nguyên tố hóa học thường tồn tại ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất. |
Câu 12: Các nhận định sau đây đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Sử dụng các biện pháp tái chế và tái sử dụng để bảo vệ nguồn tài nguyên. |
||
b. Khi sử dụng thủy tinh tái chế, chúng ta đang tiết kiệm nguồn tài nguyên đất sét. |
||
c. Silicon chiếm tỉ lệ lớn thứ hai trong vỏ Trái Đất. |
||
d. Quặng hematite và manhetite là nguồn nguyên liệu để sản xuất gang và thép. |
Câu 13: Nguyên tố nhôm chiếm khoảng 8,23% khối lượng vỏ Trái Đất và tồn tại chủ yếu dưới dạng Al2O3. Sử dụng 100 tấn quặng bauxite với độ tinh khiết 80% để điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Tính khối lượng Al nguyên chất thu được biết hiệu suất phản ứng xảy ra là 85%.
Đáp án: ……………………………………………………………………………
Câu 14: Trong công nghiệp, người ta sử dụng quặng pyrite (chứa 75% FeS2) để sản xuất sulfuric acid theo sơ đồ với hiệu suất từng quá trình: . Tính khối lượng sulfuric acid được tạo thành khi sử dụng 10 tấn quặng pyrite để sản xuất.
Đáp án: ……………………………………………………………………………
Câu 15: Quặng apatite là nguyên liệu chính để sản xuất phân lân chứa 2 muối là Ca3(PO4)2 và CaF2, có hàm lượng O là 38,09%, hàm lượng Ca là 39,68%. Xác định công thức quặng apatite.
Đáp án: ……………………………………………………………………………