X

Trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 17: Tách kim loại. Sử dụng hợp kim - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 17: Tách kim loại. Sử dụng hợp kim sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 17: Tách kim loại. Sử dụng hợp kim - Cánh diều

Câu 1: Trong công nghiệp để điều chế kim loại Na người ta sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Điện phân dung dịch.

B. Điện phân nóng chảy.

C. Nhiệt luyện.

D. Thủy luyện.

Câu 2: Vật trang trí bằng đồng thường bị đen do lớp đồng bên ngoài phản ứng với oxygen trong không khí. Để làm sạch vết đen đó, người ta thường

A. rửa kĩ với nước.

B. ngâm, rửa kĩ với xà phòng.

C. dùng bông thấm giấm ăn hoặc chanh chà lên vết đen.

D. dùng miếng cọ sắt để cọ sạch.

Câu 3: Để điều chế nhôm người ta sử dụng nguyên liệu nào sau đây?

A.Quặng manhetit.      

B. Quặng hematite.       

C. Quặng sphalerite.      

D. Quặng bauxite.

Câu 4: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Fe, Zn

B. Ca, Fe    

C. Mg, Zn

D. Al, Fe

Câu 5: Mẫu kim loại bạc có lẫn tạp chất sắt, đồng, kẽm. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu bạc trên tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. Fe(NO3)2.        

B. AgNO3

C. Cu(NO3)2.       

D. Zn(NO3)2.

Câu 6: Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoản toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Số kim loại trong Y là

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 7: Phản ứng nào sau đây là không đúng khi được sử dụng điều chế kim loại trong công nghiệp?

A. 3CO + Al2O3 to 2Al + 3CO2

B. 2Al2O3 Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 17: Tách kim loại. Sử dụng hợp kim | Cánh diều4Al + 3O2.

C. 3CO + Fe2O3 to 2Fe + 3CO2

D. 2NaCl 2Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 17: Tách kim loại. Sử dụng hợp kim | Cánh diềuNa +Cl2.

Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Điện phân nóng chảy MgCl2.

(2) Cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.

(3) Dẫn luồng khí CO đi qua bột CuO nung nóng.

(4) Cho kim loại K vào dung dịch CuCl2.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 1

B. 2. 

C. 3.

D. 4.

Câu 9: Gang và thép là hợp kim của

A. nhôm với đồng.

B. sắt với carbon. 

C. carbon với silicon.     

D. sắt với nhôm.

Câu 10: Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về hợp kim?

A.Một số hợp kim có nhiều tính chất ưu việt hơn so với kim loại tạo nên chúng nên thường được sử dụng trong đời sống và sản xuất.

B.Hợp kim duralumin thường được sử dụng để chế tạo cánh máy bay, áo giáp vì tính chất nhẹ và bền.

C.Inox là hợp kim của Fe cùng Cr, Ni,… thường được sử dụng làm chi tiết trong các dụng cụ, thiết bị y tế do tính chất khó bị gỉ.

D.Gang là hợp kim của sắt chứa khoảng dưới 2% carbon và một số nguyên tố khác.

Câu 11: Quy trình sản xuất gang bao gồm các bước từ việc chuẩn bị nguyên liệu đến các phản ứng hóa học trong lò cao.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Nguyên liệu chính để sản xuất gang là quặng sắt (thường là quặng hematite), than cốc và chất tạo xỉ như CaCO3, SiO2.

   

b. Có 2 giai đoạn chính trong sản xuất gang.

   

c. Trong lò cao than bị cháy tạo khí carbon monoxide.

   

d. Hàm lượng carbon trong gang khoảng 10 – 15%, cao hơn nhiều so với thép.

   

Câu 12: Các nhận định sau đây đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Phương pháp thủy luyện thường được sử dụng điều chế các kim loại hoạt động yếu.

   

b. Quá trình tách kim loại là quá trình biến đổi khoáng vật trong quặng thành một hợp chất của kim loại. Sau đó, dùng các phương pháp thích hợp để tách được kim loại từ hợp chất đó.                             

   

c. Có thể điều chế Mg bằng phản ứng CO + MgO to Mg + CO2.

   

d. Cryolite được dùng để giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 trong quá trình sản xuất nhôm.

   

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam zinc trong dung dịch HCl dư. Dẫn toàn bộ lượng khí hydrogen trên vào một ống thủy tinh nằm ngang chứa 8,0 gam bột CuO, đun nóng để thực hiện phản ứng điều chế Cu. Thực tế chỉ có 70% lượng khí hydrogen phản ứng với CuO. Sau phản ứng thu được chất rắn A. Tính khối lượng chất rắn A.

Đáp án: ……………………………………………………………………………

Câu 14: Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Để sản xuất 200km một loại dây cáp nhôm nhạ thế người ta sử dụng toàn bộ lượng nhôm điều chế từ m tấn quặng bauxite bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3. Biết rằng khối lượng nhôm trong một 1km cáp là 1 074 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 90%. Tính giá trị m?

Đáp án: ……………………………………………………………………………

Câu 15: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO. Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 64 gam chất rắn A và 12,395 lít khí B (đkc) có tỉ khối so với hydrogen là 20,4. Xác định giá trị của m.

Đáp án: ……………………………………………………………………………

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác: