Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Polymer - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Polymer sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 29: Polymer - Cánh diều
Câu 1: Trong các chất sau, có bao nhiêu chất là polymer: saccharose, tinh bột, cellulose, tơ tằm, maltose?
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 2: Polymer có nguồn gốc thiên nhiên là
A. cao su buna.
B. cellulose.
C. composite.
D. nhựa PVC.
Câu 3: Chọn nhận xét đúng?
A. Polymer là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.
B. Polymer là chất dễ bay hơi.
C. Polymer chỉ được tạo ra bởi con người, không có trong tự nhiên.
D. Polymer là những chất dễ tan trong nước.
Câu 4: Một loại polymer (Y) có cấu tạo mạch như sau: …-CH2-CH2-CH2- CH2-CH2-CH2-…. Công thức một mắt xích của Y là
A. -CH2-CH2-CH2-
B. -CH2-
C. -CH2-CH2-.
D. -CH2-CH2-CH2-CH2-
Câu 5: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,… PVC được tổng hợp trực tiếp tử monomer nào say đây?
A. Propylene.
B. Ethylene.
C. Styrene.
D. Vinyl chloride.
Câu 6: Tính chất chung của tơ là
A. có tính dẻo, không thấm nước.
B. cấu tạo mạch không phân nhánh, có thể kéo dài thành sợi.
C. có tính đàn hồi, không thấm nước, cách điện.
D. có độ dẻo cao, nhẹ, không thấm nước.
Câu 7: Dãy nào sau đây đều gồm các chất thuộc loại polymer?
A. Methane, ethylene, polyethylene.
B. Methane, polypropylene, ethylene.
C. Polypropylene, tơ nylon, composite.
D. Styrene, tơ nylon, composite.
Câu 8: Vì sao cao su thường được sử dụng làm vỏ dây điện, áo mưa, áo lặn, lốp xe,…?
A. Cao su có tính dẻo, không thấm nước.
B. Cao su có thể kéo thành sợi.
C. Cao su nhẹ, không bị cháy.
D. Cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, chịu mài mòn, cách điện,…
Câu 9: Polytetrafloroethylene (teflon) được ứng dụng làm chất chống dính trong xoong, nồi, chảo,… Teflon được tổng hợp từ tetrafloroethylene (CF2 = CF2). Phân tử teflon có cấu tạo là
A. (-CF2=CF2-)n.
B. (-CF2-CF2=)n.
C. (=CF2-CF2-)n.
D. (-CF2-CF2-)n.
Câu 10: Các polymer thường được tổng hợp từ các monomer bằng phản ứng nào?
A. Phản ứng trùng hợp.
B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng cộng.
D. Phản ứng thủy phân.
Câu 11: Phát biểu dưới đây đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. PE, PVC, PP là ví dụ về polymer tổng hợp. |
||
b. Composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền. |
||
c. Các loại túi, bao bì, màng bọc sử dụng một lần được sản xuất bằng nhựa PE dễ phân hủy trong môi trường. |
||
d. Cao su không tan trong bất kì dung môi nào. |
Câu 12: Các nhận định sau đây đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Amylopectin của tinh bột có cấu trúc mạch nhánh. |
||
b. Chất dẻo không thể sử dụng làm đồ dùng trong nhà bếp. |
||
c. Trên các đồ dùng bằng nhựa thường có kí hiệu an toàn và kí hiệu phân loại nhựa. Chỉ đựng đồ ăn, uống vào dụng cụ làm bằng chất dẻo không độc để tránh gây hại cho sức khỏe. |
||
d. Tinh bột, protein, tơ tằm, cao su buna đều là polymer thiên nhiên. |
Câu 13: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm -C6H10O5- (gọi là mắt xích) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột là bao nhiêu? Biết 1 mol tinh bột có khối lượng 380 kg.
Đáp án: ……………………………………………………………………………
Câu 14: Trùng hợp 3,7185 lít C2H4 (đkc), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng polymer thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500.
Đáp án: ……………………………………………………………………………
Câu 15: Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi lít nước đóng chai của 3 thương hiệu hàng đầu thị trường chứa từ 110.000 tới 370.000 mảnh nhựa, 90% trong số đó là hạt nhựa nano và 10% còn lại là hạt vi nhựa. Tính số lượng hạt vi nhựa tối đa có thể xâm nhập vào cơ thể khi sử dụng bình nước đóng chai 1 lít trong một tháng (30 ngày). Biết mỗi ngày sử dụng 2 lít nước.
Đáp án: ……………………………………………………………………………