Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á có đáp án - Cánh diều
Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.
Câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á
Câu 1: Từ khoảng thế kỉ I, thương nhân quốc gia nào đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á?
A. Ấn Độ.
B. Hy Lạp.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà.
Câu 2: Người Chăm, người Khơ-me, người Môn cổ ở Đông Nam Á tiếp thu chữ viết của nước nào?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Hy Lạp.
D. Ai Cập.
Câu 3: Người Việt tiếp thu hệ thống chữ viết của nước nào?
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Hy Lạp.
D. Ai Cập.
Câu 4: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á chủ yếu cung cấp mặt hàng gì?
A. Sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương liệu, ngà voi...
B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương...
C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ...
D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm...
Câu 5: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ mặt hàng nào?
A. Sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương liệu, ngà voi...
B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương...
C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ...
D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm...
Câu 6: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, ccas quốc gia ở Đông Nam Á chủ yếu buôn bán với
A. Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Nhật Bản, Triều Tiên.
C. Ai Cập, Lưỡng Hà.
D. Hy Lạp, La Mã.
Câu 7: Trong quá trình giao lưu văn hóa từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, những tôn giáo nào đã được truyền bá vào Đông Nam Á?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
D. Hồi giáo và Phật giáo.
Câu 8: Công trình nào ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ?
A. Tháp Chăm.
B. Bắc Bộ phủ.
C. Dinh Bảo Đại.
D. Dinh Độc Lập.
Câu 9: Tác phẩm văn học nào dưới đây không chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ?
A. Ra-ma Khiên (Thái Lan).
B. Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a).
C. Riêm Kê (Cam-pu-chia).
D. Đoạn trường tân thanh (Việt Nam).
Câu 10: Kiểu kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa nào?
A. Ấn Độ.
B. Hy Lạp.
C. Nhật Bản.
D. Triều Tiên.
Câu 11: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc buôn bán với Đông Nam Á chủ yếu qua đường
A. sông.
B. biển.
C. hàng không.
D. sắt.
Câu 12: Dưới tác động của quá trình giao lưu thương mại, ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã xuất hiện các
A. thành phố hiện đại.
B. công trường thủ công
C. thương cảng.
D. trung tâm văn hoá.
Câu 13: Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng là nhờ tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ La-tinh của người La Mã.
B. Chữ Mã lai cổ của người Mã Lai.
C. Chữ hình nêm của người Lưỡng Hà.
D. Chữ Phạn/ chữ Pali của người Ấn Độ.
Câu 14: Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu văn hóa của nhân dân In-đô-nê-xi-a?
A. Đền Ăng-co-vát.
B. Đền Ăng-co-thom.
C. Tháp Bay-on.
D. Đền Bô-rô-bu-đua.
Câu 15: Pa-lem-bang là thương cảng nổi tiếng của quốc gia nào dưới đây?s
A. Sri Vi-giay-a.
B. Phù Nam.
C. Ca-lin-ga.
D. Sri Kse-tra.
Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á
1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại
- Thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á.
- Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu.
- Tại Đông Nam Á đã xuất hiện nhiều thương cảng lớn, như: Lâm Ấp (ở Chăm-pa); Pa-lem-bang (ở Si Vi-giay-a)…
2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
- Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.
- Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.
- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi: Riêm kê (Campuchia); Ram-ma-y-a-na Ka-ka-win (In-đô-nê-xi-a).
- Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.