Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc có đáp án - Cánh diều
Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.
Câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc
Câu 1: Thục Phán lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đánh quân xâm lược nào?
A. Tần.
B. Hán.
C. Tùy.
D. Đường.
Câu 2: Ai đã lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược?
A. Lý Bí.
B. Thục Phán.
C. Phùng Hưng.
D. Ngô Quyền.
Câu 3: Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề
A. luyện kim, đúc đồng.
B. khai thác lâm sản.
C. buôn bán đường biển.
D. đánh bắt cá, tôm.
Câu 4: Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã dời đô về
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Hoa Lư (Ninh Bình).
Câu 5: Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Hùng Vương.
B. An Dương Vương.
C. Cao Lỗ.
D. Triệu Đà.
Câu 6: Sau khi lên ngôi, Thục Phán xưng là
A. An Dương Vương.
B. Hùng Vương.
C. Lý Nam Đế.
D. An Nam quốc vương.
Câu 7: Đâu không phải lí do An Dương Vương dời đô xuống Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)?
A. Vùng đất đông dân.
B. Nằm ở trung tâm đất nước.
C. Thuận lợi cho việc đi lại.
D. Địa thế núi rừng hiểm trở.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình quân sự - quốc phòng của nhà nước Âu Lạc?
A. Chưa có quân đội.
B. Chia quân đội thành quân triều đình và quân ở các lộ.
C. Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí có nhiều cải tiến.
D. Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
Câu 9: Theo tương truyền, nỏ Liên Châu do ai chế tạo?
A. An Dương Vương.
B. Cao Lỗ.
C. Cao Thắng.
D. Khu Liên.
Câu 10: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 11: Năm 208 TCN, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay diễn ra sự kiện gì?
A. Nhà nước Âu Lạc ra đời.
B. Nhà nước Văn Lang ra đời.
C. Quân Tần tấn công nước Văn Lang.
D. An Dương Vương rời đô về Phong Châu.
Câu 12: Kinh đô của nước Âu Lạc (Phong Khê) tương ứng vơí địa danh nào hiện nay?
A. Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
B. Xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
C. Xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
D. Xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Câu 13: Thời kì An Dương Vương gắn với câu chuyện, sự tích nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc?
A. Thánh Gióng.
B. Mị Châu – Trọng Thủy.
C. Âu Cơ – Lạc Long Quân.
D. Bánh chưng – bánh giầy.
Câu 14: Đâu không phải nhân tố đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc?
A. Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân.
B. Đất nước được độc lập để phát triển ổn định.
C. Tiếp thu nhiều kĩ thuật canh tác tiến bộ của Ấn Độ.
D. Kế thừa thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?
A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Nhà nước tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc
1. Sự ra đời và tổ chức Nhà nước Âu Lạc
a. Sự ra đời
- Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN).
- Thời gian ra đời: 208 TCN.
- Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).
- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Kinh đô:Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
b. Tổ chức Nhà nước
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước.
- Lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
- Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí đã có nhiều cải tiến.
2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc
a. Đời sống vật chất
- Kinh tế: nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển.
- Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...
- Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình phong phú hơn.
b. Đời sống tinh thần
- Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
- Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm.