Câu hỏi Trắc nghiệm Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc Lịch sử 6 - Cánh diều
Với bộ câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết hay nhất, giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.
Câu hỏi Trắc nghiệm Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc Lịch sử 6 có đáp án
Trắc nghiệm Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ - Cánh diều
Trắc nghiệm Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc - Cánh diều
Trắc nghiệm Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X - Cánh diều
Trắc nghiệm Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam thời Bắc thuộc
Câu 1:Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc?
A. Sử dụng chế độ tô thuế.
B. Bắt cống nạp sản vật.
C. Nắm độc quyền về muối và sắt.
D. Cướp đất để lập đồn điền cao su.
Câu 2:Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. người Việt với chính quyền đô hộ.
B. nô tì với địa chủ, hào trưởng.
C. nông dân lệ thuộc với hào trưởng.
D. nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc.
Câu 3: Tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến 905 có điểm gì nổi bật?
A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
B. Chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập.
C. Nhà nước Âu Lạc ra đời và bước đầu phát triển.
D. Người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Câu 4: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
B. Thiết lập An Nam đô hộ phủ để cai trị Âu Lạc.
C. Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
D. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại người Hán cai trị đến cấp xã.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân dân Việt Nam.
B. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, tập quán của Trung Quốc.
C. Cử quan lạo người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.
D. Để cho nhân dân Việt Nam được hưởng quy chế tự trị.
Câu 6: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?
A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.
B. Thu tố thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.
C. Vơ vét sản vật, nắm độc quyền buôn bán thuốc phiện và rượu.
D. Cướp đoạt ruộng đất của người Việt để lập các đồn điền cao su.
Câu 7: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân Việt Nam phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông.
B. Khai hóa văn minh cho người Việt.
C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.
D. Mở mang dân trí, trình độ hiểu biết cho người Việt.
Câu 8: Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công nào mới xuất hiện ở Việt Nam?
A. Đúc đồng.
B. Rèn sắt.
C. Làm thủy tinh.
D. Làm đồ gốm.
Câu 9: Thời Bắc thuộc, đứng đầu các làng, xã là ai?
A. Vua người Hán.
B. Thứ sử người Hán.
C. Thái thú người Hán.
D. Hào trưởng người Việt.
Câu 10: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp quận được gọi là
A. Tiết độ sứ.
B. Thái thú.
C. Thứ sử.
D. Hào trưởng.
....................................
....................................
....................................
Trắc nghiệm Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ
Câu 1: Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?
A. Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường.
B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Hán.
C. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Ngô.
D. Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương.
Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
A. Củng cố vững mạnh chính quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam.
B. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
C. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.
D. Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.
Câu 3: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, bà Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở
A. Luy Lâu.
B. Cổ Loa.
C. Mê Linh.
D. Phong Châu.
Câu 4:Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?
A. Bà Triệu là người có sức khỏe, có mưu lớn.
B. Bà Triệu là người giàu mưu trí.
C. Ách cai trị hà khắc của nhà Đường khiến người Việt cực khổ.
D. Mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ nhà Ngô.
Câu 5: Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Lương.
C. Nhà Tần.
D. Nhà Đường.
Câu 6: Năm 544 đánh dấu sự ra đời của nhà nước
A. Vạn Xuân.
B. Văn Lang.
C. Âu Lạc.
D. Đại Cồ Việt.
Câu 7: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
B. Đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền nhà Hán.
C. Thắng lợi, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho nhân dân Việt Nam.
D. Giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
Câu 8: Nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là gì?
A. Ách cai trị hà khắc của nhà Lương khiến người Việt cực khổ.
B. Chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.
C. Nhà Ngô thi hành chính sách vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
D. Nhà Đường ngày càng suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Câu 9: Vị anh hùng dân tộc nào được nhân dân Việt Nam suy tôn là "Bố Cái đại vương"?
A. Phùng An.
B. Mai Thúc Loan.
C. Phùng Hưng.
D. Lý Bí.
Câu 10: Năm 542, Lý Bí tập hợp nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống ách đô hộ của nhà
A. Lương.
B. Ngô.
C. Hán.
D. Đường.
....................................
....................................
....................................