X

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Cánh diều

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII có đáp án - Cánh diều


Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.

Câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Câu 1: Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là

A. Nin.

B. Ti-grơ và Ơ-phrát.

C. Hằng và Ấn.

D. Trường Giang và Hoàng Hà.

Câu 2: Điều kiện tự nhiên tại lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo điều kiện cho nhân dân Trung Quốc phát triển ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Dịch vụ.

Câu 3: Những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Trung Quốc ra đời ở hạ lưu

A. sông Ấn.

B. Trường Giang.

C. sông Hằng.

D. Hoàng Hà.

Câu 4: Ai là người thống nhất lãnh thổ Trung Quốc vào năm 221 TCN?

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Bang.

C. Triệu Khuông Dẫn.

D. Lý Uyên.

Câu 5: Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất Trung Quốc thông qua con đường

A. luật pháp.

B. tư tưởng, tôn giáo. 

C. chiến tranh..

D. hoà bình. 

Câu 6: Đại diện của phái Nho gia ở Trung Quốc là

A. Khổng Tử.

B. Hàn Phi tử.

C. Mặc Tử.

D. Lão Tử.

Câu 7: Hàn Phi Tử là đại diện tiêu biểu của trường phái tư tưởng nào dưới đây?

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Đạo gia.

Câu 8: Người Trung Quốc cổ đại thường khắc chữ trên

A. mai rùa, thẻ tre.

B. những tấm đất sét còn ướt.

C. giấy Pa-pi-rút.

D. giấy làm từ bột gỗ.

Câu 9: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập dưới thời kì thống trị của triều đại nào dưới đây?

A. Tần.

B. Hán.

C. Tấn.

D. Tùy.

Câu 10: Trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến, các nông dân công xã nhận ruộng đất để canh tác được gọi là

A. nông dân lĩnh canh.

B. nông nô.

C. địa chủ.

D. quý tộc.

Câu 11: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Trung Quốc là

A. Vạn Lý Trường Thành.

B. Thành Ba-bi-lon.

C. Đấu trường Cô-li-dê.

D. Đền Pác-tê-nông.

Câu 12: Đại diện của trường phái tư tưởng Mặc gia ở Trung Quốc thời cổ đại là

A. Khổng Tử.

B. Hàn Phi tử.

C. Mặc Tử.

D. Lão Tử.

Câu 13: Lão Tử là đại diện tiêu biểu của trường phái tư tưởng nào dưới đây?

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Đạo gia.

Câu 14: Ai là người lập lên triều đại Hán ở Trung Quốc?

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Bang.

C. Chu Nguyên Chương.

D. Lý Uyên.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa của cư dân Trung Quốc?

A. Kĩ thuật làm giấy.

B. Dụng cụ đo động đất.

C. Vạn lí trường thành.

D. Hệ chữ cái La-tinh.

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

1. Điều kiện tự nhiên

- Trung Quốc cổ đại nằm ở khu vực Đông Bắc Á.

- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang.

- Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Cánh diều

2. Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng

- Quá trình thống nhất:

+ Từ khoảng thiên niên kỉ III đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhà Hạ, Thương, Chu lần lượt thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc.

+ Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nhà nước ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau.

+ Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

+ Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật thống nhất trong cả nước.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Cánh diều

- Xã hội phong kiến Trung Quốc bắt đầu hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng với sự ra đời của hai giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

- Năm 206 TCN, Lưu Bang lật đổ nhà Tần, lập ra nhà Hán.

3. Trung Quốc nhà Hán đến nhà Tùy

- Từ nhà Hán (206 TCN - 220)

- Tam Quốc (220 - 280).

- Nhà Tấn (280 - 420).

- Nam - Bắc Triều (420 - 581).

- Nhà Tùy (581 - 618).

4. Một số thành tựu của văn minh Trung Quốc

- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

- Sử học: các bộ sử nổi tiếng: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...

- Chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.

+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Cánh diều

- Văn học:

+ Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.

+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời chiến quốc)…

- Về y học:

+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.

+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...

- Kỹ thuật: phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...

- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Cánh diều

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: