X

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Cánh diều

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang có đáp án mới nhất - Cánh diều


Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang có đáp án mới nhất Cánh diều mới nhất, có đáp án và lời giải chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.

Câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang có đáp án mới nhất

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Dưới thời văn Lang, cả nước được chia thành bao nhiêu bộ?

A. 13 bộ.

B. 14 bộ.

C. 15 bộ.

D. 16 bộ.

Câu 2. Dưới thời Văn Lang, Lạc tướng là người đứng đầu các 

A. thôn, bản.

B. làng, xã.

C. bộ.

D. chiềng, chạ.

Câu 3. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là

A. Phong Châu (Phú Thọ).

B. Hoa Lư (Ninh Bình). 

C. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

D. Phong Khê (Hà Nội).

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng traong phục ngày thường của nữ giới thời Văn Lang?

A. Mặc váy, áo xẻ giữa, yếm che ngực.

B. Mặc quần áo, đi guốc mộc.

C. Đội mũ gắn lông chim, mặc váy, áo dài.

D. Đi guốc mộc, mặc áo dài, đeo trang sức.

Câu 5. Hoạt động sản xuất chính của cư dân văn Lang là gì?

A. Săn bắt, hái lượm.

B. Trồng lúa nước.

C. Trồng trọt, chăn nuôi.

D. Luyện kim, làm gốm.

Câu 6. Cư dân Văn Lang chủ yếu sử dụng phương tiện gì để đi lại giữa các chiềng, chạ?

A. Voi

B. Thuyền

C. Ngựa

D. Lừa

Câu 7. Nhà ở của cư dân Văn Lang là

A. nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

B. nhà trệt, mái lợp ngói.

C. nhà tranh vách đất.

D. nhà trệt xây bằng gạch nung.

Câu 8. Dưới thời Hùng Vương, người đứng đầu các chiềng, chạ được gọi là gì?

A. Lạc hầu

B. Lạc tướng

C. Bồ chính

D. Tù trưởng

Câu 9. Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở

A. ven đồi núi.

B. trong thung lũng.

C. đồng bằng ven biển. 

D. lưu vực các con sông lớn.

Câu 10. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Hùng Vương.

D. An Dương Vương.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 11. Vào các dịp lễ, tết, người Việt cổ thường

A. làm bánh chưng, bánh giày.

B. lì xì trẻ nhỏ và người già.

C. làm bánh trôi, bánh chay.

D. dán chữ “Phúc” trước cửa.

Câu 12. Một trong những cơ sở dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là

A. kinh tế mậu dịch hàng hải phát triển nhanh, mạnh.

B. mâu thuẫn sâu sắc giữa chủ nô và nô lệ.

C. nhu cầu đoàn kết để trị thuỷ và chống ngoại xâm.

D. thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược.

Câu 13. Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?

A. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt.

B. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt.

C. Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền.

D. Gìn giữ những yếu tố văn hóa từ thời Âu Lạc.

Câu hỏi vận dụng

Câu 14. Ý nào đưới đây phản ánh không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?

A. Nghề nông trồng lúa nước là chính.

B. Đã có chữ viết của riêng mình.

C. Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng) phát triển.

D. Nhà ở phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa,…

Câu 15. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh cho biết điều gì về đời sống của người Việt cổ thời kì Văn Lang?

A. Tục làm bánh chưng, bánh giày mỗi dịp lễ tết.

B. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

C. Nguồn gốc của tục ăn trầu cau.

D. Nguồn gốc của tục xăm mình.

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

1. Sự ra đời nước Văn Lang

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang | Cánh diều

- Cơ sở ra đời:

+ Kinh tế phát triển, đời sống xã hội có nhiều chuyển biến.

+ Nhu cầu làm thủy lợi trong nông nghiệp.

+ Nhu cầu chống ngoại xâm.

- Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ VII TCN.

- Phạm vi lãnh thổ: lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Kinh đô: Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).

2. Tổ chức Nhà nước Văn Lang

- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

- Chưa có luật pháp và quân đội.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

a. Đời sống vật chất

- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang | Cánh diều

- Thức ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...

- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.

- Trang phục:

+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.

+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.

- Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.

b. Đời sống tinh thần

- Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.

- Tín ngưỡng:

+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...

+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.

- Phong tục: gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang | Cánh diều

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: