Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam có đáp án - Cánh diều
Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.
Câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam
Câu 1: Quốc gia cổ được hình thành trên cơ sở Văn hóa Óc Eo là
A. Chân Lạp.
B. Phù Nam.
C. Văn Lang.
D. Chăm-pa.
Câu 2: Anhr hưởng của nền văn hóa nào dưới đây là một trong những cơ sở đưa tới sự ra đời của Vương quốc Phù Nam?
A. Ấn Độ.
B. Ả Rập.
C. Trung Quốc.
D. Miến Điện.
Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phù Nam là
A. đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.
B. thủ công nghiệp, buôn bán, khai thác rừng.
C. khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.
D. sản xuất nông nghiệp.
Câu 4: Các lực lượng chính trong xã hội Phù Nam là
A. tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
B. quý tộc, địa chủ, nông dân, tăng lữ, nô lệ.
C. quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô lệ, thương nhân.
D. thủ lĩnh quân sự, quý tộc, tăng lữ, nông dân, địa chủ.
Câu 5: Tình hình Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V như thế nào?
A. Còn non yếu.
B. Bị Chân Lạp thôn tính.
C. Phát triển mạnh mẽ.
D. Dần suy yếu.
Câu 6: Nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là
A. nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
B. kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
C. điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
D. sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Câu 7: Khi mới được thành lập, vương quốc Phù Nam có phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Nam Bộ.
B. Bắc Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 8: Đến khoảng đầu thế kỉ VII, Phù Nam bị quốc gia nào thôn tính?
A. Chân Lạp.
B. Chăm-pa.
C. Văn Lang.
D. Âu Lạc.
Câu 9:Vương quốc Phù Nam hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nào dưới đây?
A. Óc Eo.
B. Sa Huỳnh.
C. Đông Sơn.
D. Hòa Bình.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về đời sống văn hóa của cư dân Phù Nam?
A. Tiếp thu Phật giáo và Hin-đu giáo của Ấn Độ.
B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc.
C. Sử dụng hệ chữ La-tinh của người La Mã.
D. Tiếp thu Hồi giáo của người A-rập.
Câu 11: Nhờ đâu Phù Nam được coi là trạm trung chuyển của các tôn giáo vào Đông Nam Á?
A. Cảng biển và giao thông đường thủy phát triển.
B. Chính sách phát triển của nhà nước.
C. Kinh tế ngoại thương phát triển mạnh mẽ.
D. Cư dân trở thành lực lượng truyền đạo.
Câu 12: Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng
A. thế kỉ I TCN.
B. thế kỉ III.
C. thế kỉ II.
D. thế kỉ I.
Câu 13: Lực lượng nào không tồn tại trong xã hội Phù Nam?
A. Tăng lữ.
B. Nông dân.
C. Thương nhân.
D. Nô lệ.
Câu 14: Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia cổ khác trên đất nước Việt Nam là gì?
A. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chính.
B. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
C. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.
D. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chính.
Câu 15:Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là
A. chỉ chú trọng phát triển chăn nuôi.
B. thương mại đường biển là ngành kinh tế chính.
C. nghề khai thác thủy - hải sản là ngành chủ đạo.
D. làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam
1. Sự thành lập, phát triển và suy vong
- Sự thành lập:
+ Trên cơ sở Văn hóa Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập.
+ Phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc Nam Bộ (Việt Nam ngày nay).
- Sự phát triển và suy vong:
+ Thế kỉ III - V, Phù Nam trở thành đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
+ Thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu.
+ Thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính.
2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
a. Hoạt động kinh tế
- Lấy sản xuất nông nghiệp làm chính.
- Thủ công nghiệp: cư dân đánh bắt thủy - hải sản, chế tác kim hoàn.
- Thương nghiệp: ngoại thương đường biển của Phù Nam rất phát triển.
b. Tổ chức xã hội
- Phù Nam gồm nhiều tiểu quốc nên tổ chức nhà nước còn tương đối lỏng lẻo.
- Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành, giúp việc là các tăng lữ, quý tộc. Dưới vua là các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương.
- Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính như tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
3. Một số thành tựu văn hóa
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Tín ngưỡng đa thần.
+ Sớm tiếp nhận tôn giáo từ bên ngoài như Hin-đu giáo, Phật giáo.
- Nghệ thuật điêu khắc tượng, thần từ đá, gỗ rất phát triển với những nét sáng tạo, mang phong cách riêng.
- Cư dân Phù Nam ưa sử dụng đồ trang sức làm từ nhiều vật liệu khác nhau.