X

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Cánh diều

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy có đáp án - Cánh diều


Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.

Câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy

Câu 1: Kim loại được con người phát hiện ra trong khoảng thời gian nào?

A.Thiên niên kỉ thứ III TCN.                     

B. Thiên niên kỉ thứ IV TCN.

C.Thiên niên kỉ thứ V TCN.                      

D. Thiên niên kỉ Thứ VI TCN.

Câu 2: Con người đã biết chế tác công cụ lao động theo thứ tự từ

A. sắt => đồng đỏ => đồng thau => đá.

B. đá => đồng thau => đồng đỏ => sắt.

C. đá => đồng đỏ => đồng thau => sắt.

D. đồng thau => đồng đỏ => đá => sắt. 

Câu 3: Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp con người thời nguyên thuỷ

A. thu hẹp diện tích đất canh tác để làm nhà ở.

B. sống quây quần gắn bó với nhau.

C. chống lại các cuộc xung đột từ bên ngoài.

D. tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa.

Câu 4: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

A. Đồng.                

B. Nhôm.

C. Sắt.

D. Kẽm.

Câu 5: Xã hội nguyên thuỷ tan rã là do

A. con người có mối quan hệ bình đẳng.

B. xã hội chưa phân hoá giàu nghèo.

C. tư hữu xuất hiện.

D. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.

Câu 6: Người Việt cổ bắt đuầ biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ thời kì văn hóa

A. Bắc Sơn.

B. Hòa Bình.

C. Quỳnh Văn.

D. Phùng nguyên.

Câu 7: Kim loại đồng đã được biết đến tại Việt Nam vào khoảng

A. 4000 năm trước.          

B. 3000 năm trước. 

C. 5000 năm trước.           

D. 2000 năm trước.

Câu 8: Sự phân hoá không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông là do cư dân phương Đông

A. sinh sống phân tán ở nhiều khu vực.

B. sống quây quần, gắn bó với nhau để làm thủy lợi.

C. sinh sống chủ yếu ở vùng núi, sa mạc cằn khô.

D. không sử dụng công cụ bằng kim loại.

Câu 9:  Nhờ việc sử dụng công cụ bằng kim loại, địa bàn cư trú của con người được mở rộng từ

A. đồng bằng lên miền núi.

B. rung du xuống các vùng đồng bằng ven sông.

C. đồng bằng đến trung du. 

D. trung du ra các vùng sa mạc, hải đảo.

Câu 10:Những dấu tích của thuật luyện kim trên đất nước Việt Nam được tìm thấy ở di chỉ khảo cổ nào sau đây?

A. Sơn Vi.                   

B. Núi Đọ.

C. Phùng Nguyên.                 

D. Hòa Bình.

Câu 11: Mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam là cư dân văn hóa

A. Phùng Nguyên.

B.Sa Huỳnh.

C. Đồng Nai.

D.Đông Sơn.

Câu 12: Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam gắn với nền văn hóa tiêu biểu nào dưới đây?

A. Phùng Nguyên.

B.Núi Đọ.

C. Bắc Sơn.

D.Sơn Vi.

Câu 13: Con người bắt đầu sử dụng sắt để chế tác công cụ lao động vào khoảng

A. thiên niên kỉ IV TCN.

B. thiên niên kỉ II TCN.

C. cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN.

D. cuối thiên niên kỉ I – đầu thiên niên kỉ II.

Câu 14: Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam gắn với nền văn hóa tiêu biểu nào dưới đây?

A. Đồng Đậu.

B.Sơn Vi.

C. Ngườm.

D.Hòa Bình.

Câu 15: Quan hệ cộng đồng ở thời kì xã hội có giai cấp và nhà nước có điểm gì nổi bật?

A. Mọi người làm chung, hưởng thụ chung.

B. Công bằng – bình đẳng là nguyên tắc vàng.

C. Mọi người làm riêng, hưởng thụ chung.

D. Quan hệ bất bình đẳng do phân hóa giàu – nghèo.

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy

1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy

a. Sự phát hiện ra kim loại

- Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, tiếp theo là đồng thau.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5 : Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy | Cánh diều

- Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.

b. Chuyển biến về kinh tế

- Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5 : Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy | Cánh diều

- Năng suất lao động tăng.

- Tạo ra sản phẩm dư thừa.

2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy

- Xuất hiện tình trạng “tư hữu”, khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.

- Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy

- Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa tiêu biểu, như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun:

+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

+ Ở thời kì văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun: công cụ lao động bằng đồng thau đã phổ biến.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5 : Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy | Cánh diều

- Đến cuối thời nguyên thủy, địa bàn cư trú của con người được mở rộng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: