X

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Cánh diều

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại có đáp án - Cánh diều


Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.

Câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Câu 1: Bán đảo I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh cổ đại nào?

A. La Mã.

B. Hy Lạp.

C. Ai Cập.

D. Lưỡng Hà.

Câu 2: Từ khoảng thế kỉ VIII – thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Đây là những nhà nước

A. quân chủ chuyên chế.

B. chiếm hữu nô lệ.

C. quân chủ lập hiến.

D. phong kiến phân quyền.

Câu 3: Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã?

A. Ốc-ta-viu-xơ.

B. Pê-ri-clét.

C. Hê-rô-đốt.

D. Pi-ta-go.

Câu 4: Danh nhân nào dưới đây không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại?

A. Ta-lét.

B. Pi-ta-go.

C. Ác-si-mét.

D. Ô-gu-xtu-xơ.

Câu 5: Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại?

A. Có đường biến giới lãnh thổ riêng.

B. Có chính quyền, quân đội riêng.

C. Có hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ riêng.

D. Các thành bang có chung một vị thần bảo hộ.

Câu 6: Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten?

A. Đại hội nhân dân.

B. Viện Nguyên lão.

C. Quốc hội.

D. Nghị viện.

Câu 7: Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì?

A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.

B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.

C. Chỉ tồn tại về hình thức.

D. Thực hiện các quyền hành pháp và tư pháp.

Câu 8: Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ II

A. được mở rộng nhất.

B. thu hẹp dần.

C. không thay đổi so với lúc mới thành lập.

D. được mở rộng về phía Tây.

Câu 9: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. chủ nô và nô lệ.

B. tư sản và vô sản.

C. lãnh chúa và nông nô.

D. địa chủ và nông dân.

Câu 10: Cuộc đấu tranh nào là minh chứng điển hình về sự phản kháng của nô lệ đối với chủ nô ở các quốc gia cổ đại phương Tây?

A. Chiến tranh Pu-nic.

B. Chiến tranh nô lệ ở Đức.

C. Khởi nghĩa của Xpác-ta-cút.

D. Chiến tranh Han-ni-bal.

Câu 11: Dương lịch là thành tựu văn hóa của cư dân

A. Hy Lạp và La Mã cổ đại.

B. Lưỡng Hà cổ đại.

C. Ai Cập cổ đại.

D. Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại.

Câu 12: Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?

A. Có nhiều vịnh, hải cảng.

B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn. 

C. Hệ động, thực vật phong phú.

D. Khí hậu khô nóng, khắc nghiệt.

Câu 13: Những bộ sử thi nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là

A. I-li-at và Ô-đi-xê.

B. Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Đăm-săn.

D. Ra-ma-ya-na.

Câu 14: Đấu trường Cô-li-dê là công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào? 

A. Hi Lạp.

B. Ai Cập.

C. La Mã.

D. Lưỡng Hà.

Câu 15: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước 

A. quân chủ chuyên chế. 

B. quân chủ lập hiến. 

C. chiếm hữu nô lệ. 

D. đế chế.

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên

a. Hy Lạp cổ đại

- Lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hy Lạp, miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.

+ Có ít đồng bằng, đất đai không thuận lợi trồng cây lương thực.

+ Có nhiều loại khoán sản như sắt, đồng, vàng...

+ Có nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự đi lại và trú ẩn của tàu thuyền.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9 : Hy Lạp và La Mã cổ đại | Cánh diều

b. La Mã cổ đại:

ơi khởi sinh nền văn minh La Mã là bán đảo I-ta-li-a.

- Có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt...

+ Đường biển, có nhiều cảng vịnh thuận lợi cho những hoạt động buôn bán trên biển.

2. Tổ chức nhà nước thành bang:

- Thời gian ra đời: thế kỉ VIII - VI TCN, các nhà nước thành bang ở Hy Lạp ra đời.

- Đặc điểm: các thành bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những thần bảo hộ riêng.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9 : Hy Lạp và La Mã cổ đại | Cánh diều

- Tổ chức nhà nước: nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

3. Tổ chức nhà nước đế chế:

- Khoảng thế kỉ III TCN, thành bang La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành bang xung quanh. Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào khoảng thế kỉ II.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9 : Hy Lạp và La Mã cổ đại | Cánh diều

- Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã, nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng cao cả, tối cao).

- Tổ chức nhà nước: dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng.

4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã

- Lịch pháp: người Hy Lạp và La Mã đều làm ra dương lịch.

- Chữ viết:

+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ.

+ Người La Mã sáng tạo ra mẫu tự La-tin, số La Mã.

- Văn học: I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp.

- Sử học: Hy Lạp và La Mã xuất hiện những nhà sử học tiểu biểu như Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Pô-li-biu-xơ...

- Khoa học cơ bản: Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học, với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét...

- Kiến trúc: người Hy Lạp và La Mã đã tạo nên rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9 : Hy Lạp và La Mã cổ đại | Cánh diều

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: