Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 134 - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo soạn bài Hướng dẫn tự học trang 134 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 134 - Cánh diều
Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc từ sách, báo, Internet,... một số bài văn tế, văn điểu khác của Nguyễn Đình Chiểu: Tế lục tỉnh sĩ dân văn, Văn tế Trương Định, Điếu Phan Văn Tòng,... để thấy được giá trị của bộ phận văn tế trong sự nghiệp văn học Nguyễn Đình Chiểu
Trả lời:
- Tác phẩm: Văn tế Trương Định: một bài điếu liên hoàn gồm mười hai bài thơ và một bài văn tế trước cái mất của người bạn tri kỷ Trương Định. Những bài thơ văn điếu này đã nói lên tâm trạng của nhân dân thật xót xa, niềm thương tiếc lớn lao khi Trương Định mất, đấy cũng chính là tâm trạng của tác giả viết về bạn mình. Bên cạnh niềm thương tiếc đó, Nguyễn Đình Chiểu cũng nhắc lại những chiến công, những trận đánh mà làm nên tên tuổi của Trương Định ở vùng đất Gò Công và cả Nam bộ. Ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu thật sắc sảo, tinh tế dường như bộc lộ hết niềm xúc cảm của nhà thơ với niềm thương xót và nỗi lo âu của nhà thơ trước bọn thực dân Pháp xâm lược.
Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc thêm các bài thơ trữ tình hiện đại khác
Trả lời:
Một số bài thơ trữ tình hiện đại: Sóng (Xuân Quỳnh), Lời thề cỏ may (Phạm Công Trứ), Hồn xuân (Huy Cận), Vội vàng (Xuân Diệu), ...
Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tập viết và trình bày những so sánh, đánh giá của em về các văn bản thơ
Trả lời:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Đó là những câu thơ hay và ý nghĩa viết về đất nước. Có thể thấy rằng đề tài về quê hương, đất nước là nguồn cảm hứng của rất nhiều thi sĩ. Đặc biệt khi nhắc tới chủ đề này, sẽ thật thiếu sót khi bỏ qua thi phẩm "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi. Cùng viết về tình yêu Tổ quốc nhưng mỗi tác phẩm lại có cái hay, cái độc đáo riêng.
Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi đều là những bài ca về một đất nước anh hùng. Ở đó nhân dân được làm chủ. Không chỉ vậy, cả hai tác phẩm đều làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Dù cuộc sống có vất vả, gian lao nhưng họ vẫn kiên cường vượt qua. Qua đó, người đọc cảm nhận được tinh thần yêu nước thiết tha của hai nhà thơ.
Đều viết về chủ đề đất nước và đặt tên nhan đề giống nhau nhưng mỗi bài thơ có những nét độc đáo riêng. Đầu tiên, bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm mở đầu là việc tác giả lí giải về cội nguồn của đất nước. Đất nước bắt đầu từ những cái ngày xửa ngày xưa, miếng trầu, trồng tre mà đánh giặc,... Với nhà thơ, điều đó bắt đầu từ những gì bình dị, quen thuộc và thân thương nhất. Tiếp theo, thi nhân nhấn mạnh về việc nhân dân là người làm nên lịch sử Tổ quốc bốn ngàn năm. Những câu thơ Năm tháng nào cũng người người lớp lớp/ Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta/ Cần cù làm lụng thể hiện niềm tự hào, tin tưởng vào tinh thần tự giác, chịu thương chịu khó của thế hệ trẻ trước những trọng trách với quê hương. Bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cái nhìn đầy mới mẻ về quan niệm của đất nước trên các phương diện như: địa lí, lịch sử. Tác giả đã đưa ra tư tưởng tiến bộ đó là đất nước là của nhân dân và nhân dân là người làm nên đất nước.
Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Khoa Điềm đã có những sáng tạo độc đáo để làm nên nét riêng cho bài thơ. Tác phẩm được viết theo thể thơ tự do phóng khoáng với những câu thơ dài, ngắn linh hoạt. Đặc biệt, trong cả bài thơ tác giả sử dụng rất nhiều những chất liệu của văn học dân gian. Từ đó, người đọc có thể dễ cảm nhận được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt.
Bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi mở đầu với hình ảnh mùa thu trong hoài niệm của tác giả. Những hình ảnh mùa thu mang nét đặc trưng riêng của Hà Nội với hương cốm, những phố dài xao xác hơi may. Không khí mùa thu mát trong, gió thổi se se không khỏi khiến lòng thi nhân gợi buồn. Nhưng ở những vần thơ tiếp theo, nhà thơ đã làm nổi bật sự đổi thay của bức tranh thiên nhiên. Mùa thu nay khác rồi như một lời reo vui diễn tả sự phấn chấn trong lòng người. Những vần thơ Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta như nhấn mạnh về chủ quyền của dân tộc. Đặc biệt tác giả đã làm nổi bật một đất nước đau thương trong chiến tranh. Một loạt các hình ảnh như cánh đồng quê chảy máu, bát cơm chan đầy nước mắt cũng đủ cho người đọc có thể thấu hiểu được những khó khăn, gian khổ của nhân dân. Đất nước chìm trong máu và nước mắt. Thế nhưng, vượt lên trên những khó khăn đó, cả dân tộc vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang. Câu thơ Xiềng xích chúng bay không khóa được như một lời khẳng định hùng hồn về ý chí quyết tâm đánh giặc của con người.
Về phương diện nghệ thuật, bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi có những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi. Không chỉ vậy, tác phẩm còn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Tóm lại, mỗi nhà thơ đều có cách cảm, cách nghĩ khác nhau về đất nước nhưng đều thể hiện được tình yêu nước tha thiết, nồng nàn. Đó là những áng thơ hay để nuôi dưỡng tình yêu quê hương trong trái tim mỗi người. Qua hai thi phẩm, tác giả muốn nhắc nhở người đọc về trách nhiệm với Tổ Quốc.
Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tham khảo các bài phân tích, bình giảng thơ của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Trả lời:
Có một thời gian khổ mà không thể nào quên. Có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Đây là phần đầu bài thơ “Bếp lửa” nói lên những kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.
1. Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà. Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” được nhen nhóm bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà “biết mấy nắng mưa”, trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
2. Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm buồn khó quên: “năm đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy”, “khói hun nhèm mắt cháu”, “sống mũi còn cay”. Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 trieu đồng bào ta bi chết đói. Đó là kỉ niệm về “mùi khói”, về “khói hun”, một cảnh đói nghèo khó gắn liền với bếp lửa gia đình trước Cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khó, rất chân thực cảm động:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Cỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay
“Nghĩ lại đến giờ” đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy “sống mũi còn cay!”. Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!
3. Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm của hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thân yêu đã trở thành kỉ niệm. “Tu hú kêu...”, “khi tu hú kêu...”, “tiếng tu hú”..., cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lai nhiều lần càng trở nên tha thiết bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thăm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tú hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế.
“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương.
4. Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh “Mẹ cùng cha bận công tác không về”, cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Hay nhất, hàm súc nhất là từ ngữ: “cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”. Vai trò người bà trong mỗi gia đình Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn “khó nhọc” vất vả “nhóm bếp lửa”. Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiếi tha chim tu hú “kêu chi hoài”. Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hòai trên những cánh đồng xa?...
Năm chữ “nghĩ thương bà khó nhọc” nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.
Đoạn thơ đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có xen 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyền cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là 3 hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê. Ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!