X

Soạn văn 12 Cánh diều

Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án - Cánh diều

1. Định hướng

1.1. Ở lớp 11, các em đã được rèn luyện viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề; bài này tiếp tục rèn kĩ năng viết báo cáo về kết quả của bài tập dự án. Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án là nêu lên những kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong một dự án học tập đã được giao dưới hình thức một báo cáo.

- Bài tập dự án thường gồm nhiều nhiệm vụ, yêu cầu người học vận dụng các hiểu biết về kiến thức, kĩ năng,... để đề xuất ý tưởng, giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn đời sống. Ví dụ: tổ chức sưu tầm và giới thiệu một số tác phẩm hài kịch; đánh giá tác động của trò chơi điện tử (games) với học sinh trong lớp / trường em; tìm hiểu, giới thiệu và đề xuất cách thức khai thác du lịch bền vững một danh lam thắng cảnh của địa phương; chế tạo mô hình máy chiếu phim 3D,... Bài tập dự án thường được thực hiện ở nhà, theo nhóm, trong một thời gian khá dài. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của dự án được thể hiện bằng những sản phẩm có thể trưng bày, giới thiệu được như: tập san, tờ rơi, trang web, vở kịch, bài trình chiếu, mô hình,... Hoạt động viết báo cáo kết quả của bài tập dự án thuộc giai đoạn kết thúc dự án học tập. Báo cáo kết quả có thể sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh hoạ, có sử dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Báo cáo kết quả dự án gồm những nội dung nào? Nội dung nào là nội dung chính?

Trả lời :

- Bao gồm 4 nội dung:

+ Mục tiêu của dự án

+ Nội dung của dự án

+ Kết quả của dự án

+ Tự đánh giá và kiến nghị

- Nội dung kết quả của dự án là nội dung chính.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Kết quả của bài tập dự án được thể hiện qua những đề mục nào?

Trả lời :

Kết quả của bài tập dự án được thể hiện qua các đề mục:

- Số lượng tài liệu

- Nội dung sản phẩm

- Minh họa cụ thể

- Tự đánh giá sản phẩm

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Việc đưa vào báo cáo các hình ảnh và thuyết minh hình ảnh nhằm mục đích gì?

Trả lời :

Việc đưa vào báo cáo các hình ảnh và thuyết minh hình ảnh nhằm tăng sức thuyết phục cho những kết quả và kết luận được trình bày trong báo cáo dự án.

1.2. Để viết báo cáo kết quả của bài tập dự án, các em cần lưu ý:

- Xem lại yêu cầu viết báo cáo ở mục 1. Định hướng.

- Tập hợp thông tin về kết quả thực hiện dự án từ các thành viên đã tham gia làm bài tập dự án.

- Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả bài tập dự án. Dàn ý của bài báo cáo có thể trình bày như ví dụ minh hoạ trên đây, cũng có thể có cách trình bày khác, nhưng cần làm nổi bật được kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong dự án.

- Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án theo dàn ý (đề cương) đã lập và kiểm tra, hoàn thiên báo cáo.

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập (trang 74 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Vừa qua lớp em đã được giao tiến hành hai dự án học tập sau:

(1) Sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch

(2) Tác động của phương tiện nghe – nhìn đối với văn hóa đọc trong giới trẻ hiện nay.

Em hãy thay mặt nhóm để viết báo cáo kết quả bài tập của một trong hai dự án trên.

a) Chuẩn bị (Ví dụ viết báo cáo kết quả thực hiện bài tập của dự án 1)

- Đọc kĩ đề bài, tập hợp thông tin và kết quả thực hiện bài tập dự án từ các thành viên.

- Xác định bố cục của báo cáo.

- Chuẩn bị các ngữ liệu (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ,...) minh hoạ cho báo cáo.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài báo cáo kết quả của bài tập dự án theo hướng dẫn sau:

+ Tên và mục tiêu của dự án là gì?

+ Có những thành viên nào tham gia? Thực hiện vào thời gian nào?

+ Kết quả thực hiện bài tập dự án như thế nào? (Gợi ý: có bao nhiêu sản phẩm, nội dung và chất lượng sản phẩm,....).

- Lập dàn ý cho bài báo cáo bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần. Tham khảo cách trình bày dưới đây:

Phần mở đầu

+ Các thông tin chung: tên báo cáo, người / nhóm thực hiện.

+ Mục tiêu và nội dung của dự án

Phần nội dung

+ Kết quả thực hiện dự án:

• Sản phẩm 1: 01 bài phân tích, đánh giá sức mạnh của tiếng cười trong văn bản hài kịch.

• Sản phẩm 2: 01 bộ sưu tập các văn bản hài kịch (03 văn bản) (Mô tả, giới thiệu sản phẩm, ảnh minh hoạ sản phẩm có thuyết minh)[...]

• Sản phẩm 3: 01 clip sân khấu hoá đoạn trích hài kịch Quan thanh tra (Gô-gôn).[...]

• Sản phẩm 4: Bộ tranh minh hoạ một số nhân vật, chi tiết,... trong tác phẩm hài kịch.[...]

• Sản phẩm 5: 01 ý tưởng để xây dựng tiểu phẩm hài.

Phần kết luận

+ Tự đánh giá kết quả thực hiện bài tập dự án.

+ Đề xuất, kiến nghị (nếu có).

c) Viết

- Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án theo dàn ý đã lập.

- Trong khi viết, kết hợp sử dụng chữ viết với các phương tiện khác như hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, đường dẫn tới các trang minh hoạ sản phẩm nghe – nhìn.... để trình bày kết quả của bài tập dự án.

* Bài viết tham khảo đề 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP DỰ ÁN:

SỨC MẠNH CỦA TIẾNG CƯỜI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM HÀI KỊCH

1. Mục tiêu của dự án: nghiên cứu và phân tích sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch nổi tiếng.

2. Nội dung của dự án: 

- Tìm và đọc một tác phẩm hài kịch nổi tiếng

- Nêu ý nghĩa của tiếng cười hài kịch

- Sưu tập các văn bản hài kịch.

3. Kết quả thực hiện

* Sản phẩm 1: bài phân tích, đánh giá sức mạnh của tiếng cười trong văn bản hài kịch

Tiếng cười là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa lớn đối với đời sống của con người bởi tiếng cười trong hài kịch là lấy từ những câu chuyện cuộc sống. Đó có thể là tiếng cười châm biếm, đả kích, giễu cợt, cái cười vui đối với xã hội. Quan trọng hơn cả, tiếng cười trong hài kịch là một phương tiện để truyền tải, phê phán mặt xấu của xã hội, đó là hình thức phê phán đặc biệt để khẳng định cái mới, cái tốt đẹp. Từ đó, giúp thay đổi nhận thức, tư tưởng của con người giúp chúng ta hướng tới những thứ tốt đẹp.

Trong vở kịch Quan Thanh Tra của Gogol, tiếng cười không chỉ phản ánh, phê phán hiện thực với các thói hư tật xấu của con người trong xã hội mà nhà văn muốn khán giả nhìn nhận vào chính bản thân mình, nhìn vào con người bên trong sự thật của chính mình, đưa ra lời cảnh báo cho khán giả về lối sống trỗng rỗng, không có ý nghĩa hiện tại.  Tiếng cười là phản ứng cảm xúc của con ngươi trong ý thức thẩm mĩ của nó khi nhận thức các hiện tượng thực tại mang các xung đột hài kịch. Như vậy, cái cười trong cái hài là cái cười đặc biệt nhằm vào đối tượng cụ thể, là cái cười có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc.

* Sản phẩm 2: 1 bộ sưu tập các văn bản hài kịch

- Tác phẩm Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ

- Tác phẩm Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ của Sếch-xpia

- Tác phẩm Quan Thanh Tra của Gogol

* Sản phẩm 3: bộ tranh minh họa về một số nhân vật trong tác phẩm hài kịch

4. Đánh giá, nhận xét

Tiếng cười trong hài kịch có sức mạnh to lớn tỏng việc tạo ra niềm vui và hạnh phúc. Nó là một công cụ quan trọng để tạo ra sự kết nối và hiểu biết lẫn nhau.

 

* Bài viết tham khảo đề 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP DỰ ÁN TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN NGHE – NHÌN ĐỐI VỚI VĂN HÓA ĐỌC TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY

1. Mục tiêu của dự án:

- Xác định được những tác động tích cực của phương tiện nghe – nhìn với văn hóa đọc.

- Xác định được tác động tiêu cực của phương tiện nghe – nhìn với văn hóa đọc.

- Đề xuất giải pháp để làm tăng hiệu quả của phương tiện nghe – nhìn với văn hóa đọc.

 

2. Nội dung của dự án: 

- Nêu được những tác động tích cực, tiêu cực của phương tiện nghe – nhìn với văn hóa đọc.

- Đưa ra được giải pháp để làm tăng hiệu quả của phương tiện nghe – nhìn với văn hóa đọc.

3. Kết quả thực hiện

3.1 Tác động tích cực:

Phương tiện nghe – nhìn như sách audio, video trực tuyến có thể giúp giới trẻ tiếp cận với văn hóa đọc một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Điều này có thể tăng cường sự quan tâm và động viên trẻ em và thanh thiếu niên đọc sách.

Hình ảnh minh họa:

Hình ảnh trẻ sử dụng điện thoại thông minh trong đọc sách online.

Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án | Ngắn nhất Soạn văn 12 Cánh diều

Hình ảnh trẻ sử dụng bút chấm đọc trong phát triển kĩ năng đọc:

Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án | Ngắn nhất Soạn văn 12 Cánh diều

3.2 Tác động tiêu cực

- Giảm khả năng tập trung: Việc sử dụng phương tiện nghe nhìn có thể làm giảm khả năng tập trung của người đọc khi họ không còn cần phải tìm hiểu hoặc suy nghĩ nhiều về nội dung, mà chỉ cần nghe hoặc xem.

- Giảm sự sáng tạo: Phương tiện nghe nhìn thường cung cấp thông tin một cách trực tiếp và rõ ràng, làm cho người đọc ít có cơ hội sáng tạo hoặc tự do tưởng tượng về nội dung.

- Ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu: Việc tiếp xúc liên tục với phương tiện nghe nhìn có thể làm giảm khả năng đọc hiểu của người đọc, vì họ không còn cần phải xử lý và phân tích thông tin một cách tự do như khi đọc sách.

- Thiếu sự tương tác: Đọc sách là một hoạt động cá nhân và tương tác giữa người đọc và nội dung, trong khi phương tiện nghe nhìn thường không tạo ra mức độ tương tác tương tự.

3.3 Đề xuất giải pháp

Để tận dụng lợi ích của cả hai loại phương tiện, có thể kết hợp việc sử dụng sách truyền thống với việc sử dụng sách audio, video để tạo ra trải nghiệm đọc sách đa dạng và phong phú hơn cho giới trẻ.

4. Đánh giá, nhận xét

- Phương tiện điện tử đã đem lại nhiều lợi ích cho việc đọc sách và tăng cường kỹ năng đọc của mọi người. Nhờ vào phương tiện này, việc tiếp cận với sách trở nên dễ dàng hơn, giúp mọi người phát triển khả năng đọc hiểu và tư duy logic.

- Tóm lại, báo cáo kết quả bài tập dự án này cần phản ánh cả những tác động tích cực và tiêu cực của phương tiện nghe – nhìn đối với văn hóa đọc trong giới trẻ, đồng thời đưa ra các giải pháp để khuyến khích việc đọc sách trong cộng đồng trẻ ngày nay.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài báo cáo đã viết, chú ý các yêu cầu sau đây để kiểm tra và chỉnh sửa bài viết.

Phương diện kiểm tra, đánh giá

Câu hỏi kiểm tra

Nội dung

Phần mở đầu: Có nêu được các thông tin chung, mục tiêu, thời gian thực hiện dự án không?

- Phần nội dung:

+ Có trình bày, giới thiệu được các sản phẩm của dự án không?

+ Hình ảnh minh hoạ sản phẩm đã đảm bảo yêu cầu về chất lượng và có thuyết minh hình ảnh chưa? Phần kết luận:

- Phần kết luận

+ Đã trình bày nội dung tự đánh giá kết quả thực hiện bài tập dự án chưa

+ Có nêu để xuất, kiến nghị sau khi thực hiện dự án không?

Hình thức

+ Bài báo cáo có đủ ba phần và nội dung (độ dài) các phần có cân đối không?

+ Đã trình bày cân đối, hài hoà giữa kênh chữ (ngôn ngữ) và kênh hình (hình ảnh minh hoạ) chưa?

+ Bài báo cáo còn mắc những lỗi nào (lỗi về ý, về dùng từ, đặt câu, chính tả,...)?

Đánh giá chung

+ Bài báo cáo của em đã đáp ứng những yêu cầu mà bài viết đặt ra ở mức độ nào?

+ Phần nào em thấy tâm đắc nhất / có thể đem lại sự hứng thú nhất cho người đọc trong bài báo cáo của mình? Tại sao?

+ Phần nào em thấy khó khăn nhất khi thực hành viết? Tại sao?

2.2. Rèn luyện kĩ năng: Thao tác lập luận bác bỏ

a) Cách thức

Văn nghị luận không chỉ khẳng định ý kiến được coi là đúng mà nhiều khi còn bác bỏ những ý kiến được coi là sai. Bác bỏ là thao tác sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu chính xác,... của một ý kiến, quan điểm, từ đó nêu ý kiến của mình về vấn đề để thuyết phục người nghe (người đọc).

Để lập luận bác bỏ, người viết cần xác định rõ: Ý kiến, quan điểm nào cần bác bỏ? Ý kiến, quan điểm đó sai lầm hoặc thiếu chính xác ở chỗ nào? Khi thực hiện thao tác lập luận bác bỏ, người viết cần thể hiện thái độ chừng mực, khách quan, trung thực.

b) Bài tập 

Bài tập (trang 76 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy viết đoạn văn bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt là cách để chứng tỏ bản thân đang tích cực hội nhập với thế giới.

* Bài viết tham khảo:

Việc chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt không chỉ là cách để chứng tỏ tích cực hội nhập với thế giới, mà còn là một cách để mở rộng kiến thức và tạo ra sự đa dạng trong cuộc sống. Việc sử dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa và tư duy của người khác, từ đó tạo ra sự giao lưu và hợp tác tốt hơn. Đồng thời, việc học và sử dụng tiếng nước ngoài cũng giúp chúng ta nâng cao trình độ ngôn ngữ và mở rộng cơ hội trong công việc và học tập. Tuy nhiên, việc chú trọng và bảo tồn tiếng Việt vẫn là điều cần thiết, để bảo đảm sự gắn kết và duy trì giá trị văn hóa của dân tộc. Việc sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp không chỉ là cách để bảo tồn ngôn ngữ mà còn là cách để thể hiện lòng tự hào và tình yêu đối với quê hương. Vì vậy, hãy tự tin sử dụng tiếng Việt của chúng ta, hãy tự hào về ngôn ngữ và văn hóa của mình. Đó mới thực sự là cách chúng ta hội nhập với thế giới một cách tích cực và hiệu quả nhất.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: