Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ - Cánh diều
1. Định hướng
1.1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ là trình bày một cách thuyết phục những quan điểm, suy nghĩ, đánh giá của em về một vấn đề gần gũi, thiết thực nhưng cũng rất giàu ý nghĩa như: lối sống, hoài bão, khát vọng, công hiến,... của tuổi trẻ.
Khi bàn luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ, cần nêu được quan điểm, các lí lẽ và bằng chứng tin cậy, xác đáng. Cần chú ý xem xét vấn đề từ nhiều phía: có thể là cách nghĩ, cách sống đúng hoặc là những biểu hiện còn lệch lạc, đan xen giữa cái tốt và chưa tốt, phù hợp và chưa phù hợp,... Nội dung bàn luận về một vấn đề của tuổi trẻ cần mang màu sắc của thời đại và gắn với một lớp người ở một khu vực địa lí, trong một giai đoạn cụ thể. Vì thế, người viết cần đưa ra những nhận xét, đánh giá, lí giải trên cơ sở những đặc điểm chung của thời đại, đồng thời phải chú ý tính lịch sử, văn hóa riêng của từng vùng miền, tránh cái nhìn phiến diện, một chiều. Dù bàn luận về vấn đề gì, liên quan đến tuổi trẻ ở giai đoạn lịch sử nào, người viết cũng cần chỉ ra ý nghĩa thời sự, bài học đối với tuổi trẻ nói chung và với cá nhân mình.
Trong sách Ngữ văn 12, phần Viết có ba bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ. Vấn đề ở mỗi bài viết đều liên quan chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu của từng bài. Ở Bài 4, các em được luyện tập viết bài nghị luận bàn về lẽ sống, hoài bão, cống hiến,... của tuổi trẻ.
1.2. Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ, các em cần chú ý:
- Xác định mục đích của bài viết.
- Lựa chọn vấn đề cần bàn luận: Đó là vấn đề gì? Vấn đề đó có phải là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa với tuổi trẻ không? Dựa vào đâu để xác định được điều đó?
- Tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác các thông tin về vấn đề bàn luận.
- Phân tích, đánh giá về vấn đề cần bàn luận từ các góc nhìn khác nhau.
- Cần tránh những định kiến hoặc bị chi phối, dẫn dắt bởi những quan điểm nào đó, cần có những suy nghĩ riêng mang dấu ấn cá nhân người viết.
- Bám sát quy trình tạo lập văn bản nghị luận nói chung để triển khai bài viết.
2. Thực hành
2.1 Thực hành viết theo các bước
Bài tập (trang 128 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” có đoạn: “Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình.”
Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc? Từ đó, hãy bàn luận về lẽ sống của thế hệ trẻ ngày nay.
a) Chuẩn bị
- Đọc kĩ đề bài, xác định vấn đề cần bàn luận, các thao tác lập luận cần sử dụng và phạm vi dẫn chứng.
- Tìm đọc tác phẩm Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và một số tài liệu về lịch sử, văn học, điện ảnh liên quan đến đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam, trao đổi với những người đã từng trải qua những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
- Liên hệ với trải nghiệm, quan sát, suy nghĩ của bản thân về lối sống của thanh niên trong bối cảnh đất nước ngày nay.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý: Dựa vào mục 1. Định hướng và kết quả của phần chuẩn bị, hãy tìm ý cho bài viết bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau:
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
c) Viết
Viết bài văn theo dàn ý đã làm. Lưu ý:
- Trong quá trình viết, có thể bổ sung những ý mới nhưng phải phù hợp với chủ đề và lô gích của bài viết.
- Cần kết hợp các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt,... để bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.
- Các dẫn chứng cần xác thực, dựa trên các nguồn tin cậy.
* Bài viết tham khảo:
Yêu biết mấy hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kỳ máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ thanh niên - Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong với lẽ sống cao đẹp.
Lẽ sống là một lối sống, là một mục đích tốt đẹp nhất, cao đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm tin là điều mà con người tôn thờ, khát khao. Giới trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, do vậy giới trẻ góp phần rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Vì thế, lẽ sống của giới trẻ có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đó là đề tài được mọi người quan tâm
Trong lịch sử Việt Nam, biết bao nhiêu tấm gương cao đẹp đã chiến đấu hy sinh chống quân xâm lược để bảo vệ non sông gấm vóc. Khi ấy, lí tưởng sống của con người Việt Nam là chống giặc cứu nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ nền hòa bình của dân tộc. Lí tưởng đó đã soi rọi con đường mà người dân Việt Nam đang đi, họ hiểu rõ “thà làm ma nước nam chứ không làm vương đất Bắc’’. Đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ Việt Nam thời kì cứu nước. Những con người ấy tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã cống hiến tuổi trẻ của mình vì mục đích cao cả là giải phóng dân tộc. Đoạn trích của Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã thể hiện những dòng nhật ký tràn đầy cảm xúc của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, từ đó khẳng định trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước của mình. Tuổi trẻ của cô gái ấy là những năm tháng chiến đấu, khó khăn gian khổ nơi chiến trường: nơi thấm đượm mồ hôi, nước mắt, xương máu của những người đang sống và những người đã chết. Là những lần phải đối mặt những thử thách gian lao trên chiến trường. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian lao, cực khổ nhưng vẫn ánh lên trong tâm hồn tác giả là niềm tin yêu, mơ ước, là tình yêu thương vẫn ánh lên trong đôi mắt. Đó là lẽ sống của tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Nối tiếp bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc ,một bản anh hùng ca đầy âm hưởng sử thi ,với tài năng tâm huyết và sự từng trải của mình. Lê Minh Khuê đã góp thêm một nốt nhạc rất đẹp .Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm hoi trong văn học chống mỹ cứu nước nhưng với những sáng tạo riêng rất hiện đại của mĩnh đã làm nỗi bậc tâm hồn trong sáng ,giàu mơ mộng ,tinh thần dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu đầy gian kgổ .Sự hy sinh rất hồn nhiên ,lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chính là hình ảnh đẹp ,tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Họ đều là những cô gái tuổi mới mười tám, đôi mươi sẵn sàng rời ghế nhà trường đi theo tiếng gọi Tổ Quốc. Giữa chiến trường khốc liệt mà những con người ấy vẫn giữ được những nét đẹp tâm hồn trong sáng, đáng quý, đáng trân trọng và vẫn luôn lạc quan yêu đời. Bởi họ đều có chung lý tưởng duy nhất- lý tưởng thực hiện cách mạng, mong muốn Đất nước độc lập tự do. Chúng ta tự hào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu nước và biết ơn, cảm phục họ vì chính những con người ấy đã đem cả thanh xuân và tính mạng của mình để đổi lấy độc lập tự do cho tổ quốc.
Hiện nay, khi đất nước ta hòa bình, độc lập, tự do, không còn khói lửa chiến tranh thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay không chỉ là bảo vệ đất nước mà còn là xây dựng nhà nước giàu đẹp. Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều bạn trẻ thành công khá sớm do biết tận dụng những lợi thế về công nghệ thông tin, mạng xã hội. Hoặc có những bạn nỗ lực học tập, tham gia nhiều cuộc thi quốc tế, làm rạng danh Tổ quốc. Bên cạnh đó, một bộ phận người trẻ lại trở nên sa đọa, tha hóa.
Chính vì thế, các bạn thanh thiếu niên cần có ý thức xây dựng lẽ tưởng sống cao đẹp như nhà văn Pháp đã từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Để làm được điều này, ta cần nỗ lực học tập, trau dồi các kĩ năng cần thiết và rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, bản thân mỗi người cần phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay cần phải biết kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước. Ngoài ra, chúng ta cần tỉnh táo trước những cám dỗ mà xã hội đặt ra, không sa vào tệ nạn; tệ nạn xã hội
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 39 - 40); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Thao tác giải thích
a) Cách thức
Trong hoạt động viết văn nghị luận, giải thích là một thao tác quan trọng giúp người đọc hiểu vấn đề trước khi tiến hành chứng minh hay bình luận. Giải thích là nêu các lí lẽ làm sáng tỏ cho luận đề, luận điểm mà người viết nêu ra. Giải thích là điểm tựa để nêu các bằng chứng trong bài viết. Để viết đoạn văn giải thích, người viết thường phải tập trung làm rõ một khái niệm hoặc vấn đề bằng cách trả lời các câu hỏi: Là gì?, Vì sao?, Lí do nào?, Nghĩa là thế nào?,...
b) Bài tập
Bài tập (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản “Quyết định khó khăn nhất” (Võ Nguyên Giáp) hoặc “Khúc tráng ca nhà giàn” (Xuân Ba).
Trả lời:
Nhan đề “Quyết định khó khăn nhất” trong văn bản thường ám chỉ một quyết định quan trọng và khó khăn nhất mà nhân vật chính phải đối diện và đưa ra. Nó thường thể hiện sự đau đầu, suy nghĩ kỹ lưỡng và trăn trở của nhân vật trước quyết định quan trọng đó. Đồng thời, nhan đề này cũng có thể ám chỉ sự đấu tranh nội tâm, sự đối mặt với khó khăn và thách thức trong quá trình ra quyết định. Nhan đề ấy nói lên một quyết định lớn lao, đầy khó khăn mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải đưa ra trong cuộc đời mình. Đó là quyết định chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954. Quyết định này không chỉ đòi hỏi sự can đảm, mà còn cần sự nhẫn nại, sự sáng suốt và nhạy bén để hội đủ cơ sở thực tế có sức thuyết phục mọi người. Đây là biểu thị tài năng, sự sáng suốt và nhạy bén của một vị tướng tài ba, dày dặn kinh nghiệm.