Soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm - Cánh diều
1. Chuẩn bị
- Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu văn bản nhật kí, các em cần chú ý:
+ Tính xác thực của việc ghi chép hằng ngày được biểu hiện ở những yếu tố nào? Sự trải nghiệm của người viết đem lại hiệu quả gì cho văn bản?
+ Văn bản sử dụng hình thức trần thuật ở ngôi thứ mấy? Chi tiết nào của văn bản gây ấn tượng đối với người đọc?
+ Văn bản gửi gắm tư tưởng, tình cảm gì của người viết? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay?
- Đọc nội dung giới thiệu để hiểu thêm đoạn trích.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Nhật kí được viết từ năm 1986 đến 1970 khi Đặng Thùy Trâm làm bác sĩ ở Đức Phổ, Quảng Ngãi ghi lại những trải nghiệm và sự kiện liên quan đến Đặng Thùy Trâm và những người xung quanh cô.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có gì đặc biệt?
Trả lời:
Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm đặc biệt: vừa phụ trách bệnh xá, vừa điều trị, vừa giảng dạy.
Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý suy nghĩ và ước mơ của tác giả.
Trả lời:
- Suy nghĩ: tiếc nuối tuổi thanh xuân.
- Ước mơ: đánh thắng giặc Mỹ, giành lại độc lập tự do cho đất nước.
Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý tình cảm của tác giả đối với gia đình và quê hương.
Trả lời:
Tình cảm của tác giả đối với gia đình và quê hương: nỗi nhớ gia đình da diết, luôn ước mong có thể trở về nhà bất kì lúc nào.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Văn bản trên gồm ba phần, được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng giữa chúng vẫn có mạch logic gắn kết nội dung. Em hãy nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mạch logic gắn kết đó.
Trả lời:
- Văn bản trên gồm 3 phần:
Phần 1: Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Phần 2: Sự tiếc nuối tuổi xuân nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc của tác giả
Phần 3: Nỗi xúc động khi đọc thư của mẹ và sự nhớ thương của tác giả với gia đình.
- Mạch logic gắn kết: Mở đầu là giới thiệu những công việc hằng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm; đoạn 2 là suy nghĩ của tác giả về ước mơ và lý tưởng – là nguyên nhân để giải thích cho những công việc mà tác giả đang làm. Ở phần 3, qua bức thư gửi cho mẹ thể hiện tình cảm tác giả về gia đình và quê hương – đó chính là nguồn động lực để cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình.
Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy chỉ ra những sự kiện và suy nghĩ của tác giả được thể hiện trong từng phần văn bản và nêu nhận xét của em về chủ thể trần thuật. Thực hiện theo bảng sau:
Ngày |
Sự kiện |
Suy nghĩ của tác giả |
Nhận xét của em về chủ thể trần thuật |
20/07/1968 |
|
|
|
1/1/1970 |
|
|
|
19/5/1970 |
|
|
|
Trả lời:
Ngày |
Sự kiện |
Suy nghĩ của tác giả |
Nhận xét của em về chủ thể trần thuật |
20/07/1968 |
Những ngày công tác bận rộn có chiến sĩ bị thương nặng |
- vô cùng vất vả và còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. - đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lặn lội trong công tác bên giường bệnh - thương biết mấy những Thuận, những Luật, những Xuân, nghĩa… - Nhìn hỉnh ảnh của Thuận biết bao mến thương và cảm phục - Nhìn hình ảnh của Liên lo mọi công việc từ sớm đến tối “một hình ảnh mà mình cần học tập |
- Là cô chiến sĩ đầy dũng cảm, gan dạ, nhiệt huyết. - Là một cô gái với giàu tình cảm. |
1/1/1970 |
Thời khắc của năm mới đến |
Sự tiếc nuối tuổi xuân nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn; Ai lại không tha thiết với mùa xuân… ai lại không muốn sáng ngời trong đôi mắt… - Suy nghĩ về lý tưởng: Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là độc lập, tư do của đất nước Th ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th. mới được hưởng mà thôi Hãy vui đi, hãy giữ trọn… |
Thùy Trâm đã hi sinh tuổi trẻ, thanh xuân, là hình ảnh của con người có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng cống hiện cho đất nước, tổ quốc. |
19/5/1970 |
Nhận được thư của mẹ |
Nỗi xúc động khi nhận thư của mẹ mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương… - Nỗi nhớ gia đình da diết Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được sống về giữa gia đình”. - Biết bao lần trong giấc mơ con trở về với Hà Nội, con trở về… - lòng con xao xuyến xót xa và có những lúc giọt nước thấm mặn yêu thương… |
Cô gái tuổi đôi mươi với những cảm xúc đời thường, ước mơ bình dị. |
Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản?
Trả lời:
* Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố:
- Sự kiện có thực: Những sự kiện, sự vụ mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến
- Thời gian và địa điểm cụ thể: từ năm 1968 đến năm 1970. Địa điểm diễn ra sự việc: Đức Phổ, Quảng Ngãi.
- Nhân vật có thực: Đặng Thùy Trâm và những người xung quanh cô.
* Tính phi hư cấu có tác dụng:
- Tăng tính chân thực cho văn bản, giúp người đọc cảm nhận được sự thạt về cuộc sống, con người và sự kiện
- Tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa người đọc và người viết
- Tạo độ tin cậy cho người đọc, khi họ biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật
- Tạo sự thấu hiểu hơn về cuộc sống, con người và sự kiện.
Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy chỉ ra một đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản. Việc sử dụng kết hợp các thủ pháp đó có tác dụng gì?
Trả lời:
- Một đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản: Những ngày bận rộn trong công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình… trong công tác bên giường bệnh.
- Tác dụng của việc sử dụng kết hợp:
+ Giúp việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong nhật lí hiện lên sinh động.
+ Khắc họa khung cảnh chiến đấu ác liệt nơi chiến trường.
+ Qua đó, góp phần thể hiện tính cách nhân vật: là một bác sĩ luôn hết mình vì công việc cứu chữa bệnh nhân và luôn cống hiến hết tài năng, sức lực của bản thân cho cách mạng.
Câu 5 (trang 86 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Em có suy nghĩ và cảm xúc gì sau khi đọc văn bản? Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?
Trả lời:
- Sau khi đọc văn bản, cảm xúc của em là sự tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý đối với người con gái dũng cảm, gan dạ trong thời kì kháng chiến cứu nước.
- Chi tiết trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em là chi tiết khi nhận được thư của mẹ. Vì việc rời xa gia đình là một việc thực sự khó khăn đối với một cô gái ở độ tuổi đôi mươi. Nhưng sau tất cả, cô gái ấy vẫn ra đi vì lí tưởng phía trước, lý tưởng để đất nước giành được độc lập. Và giờ đây, nỗi nhớ gia đình đã trở thành động lực để tiếp thêm sức mạnh cho cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình.
Câu 6 (trang 86 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo em, văn bản trên có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ ngày nay.
Trả lời:
Theo em, văn bản có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ ngày nay:
- Bài học về tinh thần yêu nước và lòng kiên cường.
- Bài học về sự hi sinh và lòng dũng cảm.
- Bài học về sự nhân văn và tình yêu cuộc sống.