X

Soạn văn 12 Cánh diều

Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 12 - ngắn nhất Cánh diều


Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 12 trang 5, 6, 7, 8, 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 12 - Cánh diều

I. HỌC ĐỌC

1. Đọc hiểu văn bản truyện

Sách Ngữ văn 12 tập trung hướng dẫn cách đọc văn bản truyện thông qua một số tác phẩm tiêu biểu:

- Truyện truyền kì có văn bản" Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục) trích từ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.

Truyện ngắn hiện đại có các văn bản Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Hai cõi U Minh (Sơn Nam).

- Tiểu thuyết hiện đại có các văn bản trích Sổ đỏ của Vũ Trọng Phụng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Chiến tranh và hòa bình của Lép Tônxtôi (Lev Tolstoy), Ông già và biển cả của Ơ-nít Hê-minh-uê (Ernest Hemingway).

Ngoài các yêu cầu chung về đọc hiểu văn bản truyện đã học, các em cần nhận biết và phân tích được đặc điểm một số thể loại được học ở sách Ngữ văn 12 như truyện truyền kì, truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại

2. Đọc hiểu văn bản thơ

Các văn bản thơ được học tập trung vào các tiểu loại sau:

- Thơ lục bát có văn bản Việt Bắc (Tố Hữu)

- Thơ tự do có các văn bản Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo), Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao), Thời gian (Văn Cao), Tháng Tư (Nguyễn Linh Khiếu) …

- Thơ bảy chữ có các văn bản Tây Tiến (Quang Dũng), Mưa xuân (Nguyễn Bính) và thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bài Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)

Ngoài ra các yêu cầu chung về đọc hiểu tác phẩm thơ đã học, các em cần chú ý cách đọc thơ trữ tình hiện đại có các yếu tố biểu tượng, tượng trưng, siêu thực.

3. Đọc hiểu văn bản kí

Tác phẩm kí được học ở sách Ngữ văn 12 gồm:

- Nhật kí có văn bản trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm) và Một lít nước mắt của Ki -tô A-ya (Kito Aya)

- Phóng sự có văn bản Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba)

- Hồi kí có văn bản Quyết định khó khăn nhất trích tác phẩm Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử của Võ Nguyên Giáo (nhà văn Hữu Mai ghi)

Khi đọc văn bản kí, ngoài việc chú ý các yêu cầu chung về đọc hiểu tác phẩm kí đã học, các em cần chú ý nhận biết và phân tích được một số yếu tố đặc trưng của phóng sự, nhật kí hoặc hồi kí.

4. Đọc hiểu văn bản hài kịch

Về thể loại hài kịch, trong sách Ngữ văn 12 có các văn bản chính gồm: đoạn trích Quan thanh tra của Ni-cô-lai Gô-gôn (Nikolay Gogol), Thực thi công lý trích Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Venice) của Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare), Loạn đến nơi rồi! trích Mùa hè ở biển của Xuân Trình và Tiền tội nghiệp của tôi ơi! trích Lão hà tiện của Mô-li-e (Molière).

Ngoài các yêu cầu chung về đọc hiểu văn bản kịch đã học, các em cần chú ý nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của hài kịch.

5. Đọc hiểu văn tế

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được viết theo thể văn biền ngẫu khá phổ biến trong văn học Việt Nam thời trung đại. Khi đọc tác phẩm này, các em cần chú ý đặc điểm của văn tế như: bố cục, câu văn biền ngẫu, các điển tích, điển cố... và cách thể hiện tình cảm của tác giả.

6. Đọc hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

      Những hiểu biết về cuộc đời và thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được cung cấp thông qua văn bản Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp. Tiếp đó là đọc hiểu các tác phẩm nổi bật của Người, gồm: Tuyên ngôn Độc lập, một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật ký), truyện ngắn "Vi hành" và thơ viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Khi đọc thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu theo thể loại, các em cần biết vận dụng những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để hiểu sâu hơn tác phẩm của Người.

7. Đọc hiểu văn bản nghị luận

      Văn bản nghị luận xã hội gồm các văn bản: Toàn cầu hoá và bản sắc văn hóa dân tộc của Phan Hồng Giang, diễn văn Hẹn hò với định mệnh của Gia-oa-hoc-lan Nê-ru (Jawaharlal Nehru).

      Văn bản nghị luận văn học gồm bài Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người (Hoàng Ngọc Hiến) và bài của Nguyễn Văn Hạnh: Phân tích bài thơ "Việt Bắc", một tác phẩm thơ được học trong sách Ngữ văn 12.

      Khi đọc các văn bản nêu trên, ngoài các yêu cầu chung về đọc hiểu văn bản nghị luận đã học, các em cần chú ý các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, câu phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm....

8. Đọc hiểu văn bản thông tin

Sách Ngữ văn 12 tập trung vào hai chủ đề lớn:

- Vai trò của công nghệ thông tin và cách mạng 4.0 gồm hai văn bản Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ (Nguyễn Thế Nghĩa) và Tin học có phải là khoa học (Phan Đình Diệu)

- Bình đẳng giới gồm văn bản Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường ghi lại nội dung trả lời phỏng vấn của bà Van-đa-na Xi-va, nhà hoạt động bảo vệ môi trường Ấn Độ và văn bản Xô – phi -a Cô-va-lép- xcai-a – người phụ nữ phi thường.

Khi đọc các văn bản nêu trên, ngoài các yêu cầu chung về đọc hiểu văn bản thông tin đã học, các em cần chú ý sự phù hợp giữa nhan đề và nội dung, cách chọn lọc thông tin sơ cấp và thứ cấp, tính mới mẻ và độ tin cậy của thông tin.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Thực hành tiếng Việt gồm bốn nội dung lớn sau đây:

1. Từ ngữ

Lỗi lô gích, lỗi câu mơ hồ và cách sửa

2. Ngữ pháp

3. Hoạt động giao tiếp

- Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật: hiểu và vận dụng.

- Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ: đặc điểm và tác dụng

- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu.

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ…

4. Sự phát triển của ngôn ngữ

Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Cũng như những lớp dưới, toàn bộ các kiến thức nêu trên được học thông qua các bài đọc hiểu và ba loại bài tập sau:

a. Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt, ví dụ: viết các đoạn văn sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

b. Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài tập nhận biết các biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ hoặc bài tập nhận biết lỗi lô gic, câu mơ hồ…

c. Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ trong tác phẩm văn học và đời sống…

III. HỌC VIẾT

Các bài học trong sách Ngữ văn 12 tiếp tục hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản theo bốn bước và rèn một số kĩ năng viết cụ thể. Yêu cầu rèn luyện từng kiểu văn bản như sau:

Kiểu văn bản

Yêu cầu

Nghị luận

- Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.

- Viết được văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm.

- Viết được bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội; trình bày rõ hệ thống các luận điểml có cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

Thuyết minh

Viết được báo cáo kết quả của bài tập dự án có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh họa, có sử dụng trích dẫn.

IV. HỌC NÓI VÀ NGHE

Các bài học tiếp tục hướng dẫn rèn luyện theo yêu cầu sau:

Kĩ năng

Yêu cầu

Nói

- Biết trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

- Biết thuyết trình về một vấn đề của tuổi trẻ có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

Nghe

Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình. Nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.

Nói – nghe tương tác

– Tranh luận được một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau; tôn trọng gười đối thoại, thể hiện thái độ lịch sự khi tranh luận.

– Thể hiện được thái độ cầu thị khi thảo luận, tranh luận và biết điều chỉnh ý kiến khi cần thiết để tìm giải pháp trong các cuộc thảo luận, tranh luận.

 Để thực hành nói và nghe toàn diện, có hiệu quả, sách chú ý cả ba yếu tố: nội dung nói – nghe, kĩ thuật nói – nghe và thái độ, tình cảm khi nghe – nói.

V. TỔNG KẾT

Ở lớp 12, học sinh cần được hệ thống hoá lại những hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam, tiếng Việt cũng như phương pháp đọc, viết, nói và nghe.

Khi học bài Tổng kết, ngoài việc nắm được các kiến thức về tiếng Việt, các em cần biết cách vận dụng kiến thức lịch sử văn học vào việc đọc hiểu, viết, nói và nghe.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: