Soạn bài Mưa xuân - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Mưa xuân - Cánh diều
Đọc văn bản “Mưa xuân” (trang 131 – 133 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1 – Cánh diều) chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và trả lời các câu hỏi (từ câu 6 đến câu 10):
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phương án nào thể hiện đúng nhất nội dung tự giới thiệu của cô gái?
A. Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng
B. Làm nghề dệt vải, đã được mẹ gả bán
C. Ngày bên khung cử
D. Có mẹ già, đi dệt vải ở chợ làng xa
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Khi biết tin có hội chèo làng Đặng; cô gái có tâm trạng như thế nào?
A. Lưu luyến, bịn rịn
B. Háo hức, mong đợi
C. Thất vọng, chán chường
D. Buồn bã, cô đơn
Trả lời:
Chọn đáp án: B
Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Từ nào sau đây phản ánh đúng nhất thái độ của cô gái trong đêm hội chèo?
A. Tuyệt vọng
B. Giận dữ
C. Thất vọng
D. Bức xúc
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Dòng nào không thể hiện đúng sự tương phản về tâm tư của cô gái trước và sau đêm hội chèo?
A. Mưa xuân phơi phới bay - Mưa xuân đã ngại bay
B. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy - Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
C. Thôn Đoài cách có một thôi đê - Có ngắn gì đâu một dải đê
D. Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay" - Để mẹ em rằng: hát tối nay?
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 5 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Những câu thơ sau đây cho thấy đặc điểm nào về ngôn ngữ của bài Mưa xuân?
- Mẹ già chưa bán chợ làng xa
- Thế nào anh ấy chả sang xem
- Chờ mãi anh sang anh chẳng sang.
- Thế mà hôm nọ hát bên làng
- Có ngắn gì đâu một dải đê!
A. Đậm tính thông tục
B. Đậm tính địa phương
C. Đậm chất thôn quê
D. Đậm chất thành thị
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 6 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài thơ có kết cấu như thế nào? Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của cô gái trước, trong và sau hội chèo.
Trả lời:
- Kết cấu: 3 phần
- Diễn biến tâm trạng của cô gái trước, trong và sau hội chèo
+ Trước hội chèo: Tâm trạng xôn xao, nhớ nhung, náo nức, hồi hộp muốn gặp người yêu nhưng cũng ngại ngùng e thẹn.
+ Trong hội chèo: Mong mỏi trông tìm hình bóng người yêu, thất vọng, buồn bã, đau khổ vì không thấy người yêu lỡ hẹn.
+ Sau hội chèo: Nỗi lòng nặng trĩu, thất vọng, buồn sầu, lủi thủi đi về một mình của cô gái. Đồng thời là niềm hi vọng, niềm tin vào tình yêu của cô gái ở tương lai phía trước.
Câu 7 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Em có nhận xét gì về tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Dựa vào yếu tố nào để đưa ra nhận xét ấy?
Trả lời:
- Tâm hồn nhân vật: nhạy cảm, dễ bị xúc động bởi những biến đổi của thiên nhiên và cuộc sống.
- Tình cảm nhân vật: gắn kết mạnh mẽ với mưa xuân. Mưa xuân không chỉ mang lại sự sống mới mà còn đánh thức những cảm xúc sâu thẳm trong lòng nhân vật. Nhân vật yêu mưa xuân, yêu cuộc sống và yêu những con người xung quanh mình.
- Yếu tố để đưa ra nhận xét: dựa vào ngôn ngữ, hình ảnh, biểu cảm và cách sử dụng các phương tiện biểu đạt khác trong bài thơ.
Câu 8 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong bài thơ Mưa xuân.
Trả lời:
- Yếu tố truyền thống: Từ ngữ và cách nói mang đậm sắc thái ngôn ngữ dân gian, giản dị: hội chèo làng Đặng, hát Xoan…
- Yếu tố hiện đại: có nỗi lòng của một thôn nữ ở tuổi cập kê, một cô gái trẻ nơi thôn quê thuần khiết với người mình yêu.
Câu 9 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Em ấn tượng với câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Em ấn tượng với hình ảnh mưa xuân.
- Vì:
+ Trước hết, hình ảnh thơ đã gợi ra khung cảnh mùa xuân đặc trưng nơi làng quê mưa xuân phơi phới bay. Những làn mưa xuân đến và dịu dàng, êm ái như gieo vào lòng người những xuyến xao.
+ hình ảnh mưa xuân được lặp lại nhưng với sắc thái mới tương phản, đối lập nhau mưa xuân phơi phới, mưa xuân ngại bay. đó cũng phù hợp để miêu tả tâm trạng của con người. Từ mong đợi, háo hức cho đến thất vọng, sầu buồn của người con gái mới yêu.
+ Mưa xuân là hình ảnh nghệ thuật qua đó thể hiện tâm trạng của cô gái trong trẻo, thuần khiết với những nỗi niềm trong tình yêu.
Câu 10 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” (Thi nhân Việt Nam). Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê” như thế nào?
Trả lời:
Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê":
- Hình ảnh mưa xuân - một hiện tượng tự nhiên quen thuộc với cuộc sống nông thôn, để tạo nên một không gian thơ mộng và trữ tình.
- Mưa là biểu tượng cho sự sống, sự mới mẻ, hy vọng và khát khao.
- Nguyễn Bính đã tái hiện lại những cảm xúc, tình cảm của “người nhà quê” trước những thay đổi của thiên nhiên và cuộc sống: niềm vui, nỗi buồn hay sự lặng lẽ, đều chất chứa tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước.