X

Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Soạn bài Mưa xuân - ngắn nhất Kết nối tri thức


Haylamdo sưu tâm và biên soạn bài Mưa xuân ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Mưa xuân - Kết nối tri thức

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chia sẻ những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết.

Trả lời

- Những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân:

Xuân về - Chu Minh Khôi

Xuân ca - Lê Mỹ Hường

Quà tặng mùa xuân - Hoàng Chẩm

Tìm xuân – Nguyễn Hiền

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu cảm nhận của em về mùa xuân.

Trả lời

- Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, mang tới sức sống tràn đầy của muôn loài

- Mùa xuân là mùa của đất trời: Không khí tết ấm cúng vào mùa xuân; mưa mùa xuân lất phất, những tia nắng ấm áp

- Mùa xuân là mùa của tình người: Ai cũng tất bật về quê sau một năm làm việc vất vả, mọi người cùng ngồi lại nói về những câu chuyện cũ đã qua, và hướng tới một năm mới an khang

2. Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

Trả lời:

- Số tiếng: 7 tiếng.

- Vần, nhịp: Tự do.

2. Hình dung (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Khung cảnh làng quê mùa xuân.

Trả lời:

- Khổ thơ thứ hai ghi lại một nét đẹp truyền thống của làng quê trong những ngày hội xuân. Giữa cảnh sắc thiên nhiên hoa xoan tím nồng nàn, trong làn mưa xuân "phơi phới" bay, hội chèo làng Đặng đi qua ngõ, tiếng trống chèo ở thôn Đoài đã rung lên, cô thôn nữ bâng khuâng và xao xuyến. Hương sắc ấy, âm thanh ấy là hồn quê xứ sở thanh bình

3. Hình dung (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tâm trạng của “em” khi “anh” lỡ hẹn

Trả lời:

- Chàng trai lỗi hẹn hay đã thay lòng đổi dạ? Phải chăng niềm thương yêu, tin cậy và chung thuỷ của thiếu nữ đã bị chàng trai bội bạc phũ phàng? Hai tiếng "chờ mãi" như một tiếng thở dài mà không thể kìm nén. "Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng" là một lời than thân, nghẹn ngào, nuối tiếc. Đâu chỉ "nhỡ nhàng!" trong một đêm hội xuân. Như một dự cảm trong lòng thôn nữ về sự "nhỡ nhàng" tình duyên cả một thời son trẻ: "Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!". Tiếng thở, lời than ấy vừa ngậm ngùi xót xa, vừa thể hiện tình yêu đối với cô gái hệ trọng biết nhường nào!

* Sau khi đọc

* Nội dung chính của đoạn trích: Bài thơ diễn tả tâm trạng của người con gái thôn quê thật hay. Nỗi niềm chờ đợi rồi thất vọng đươc miêu tả rất tự nhiên như thể nhà thơ (khi đó 18 tuổi) đã thấu hiểu tình cảnh của người con gái ấy như chính mình. Hình ảnh mưa xuân, hoa xoan vừa trữ tình vừa vấn vương khiến ai đọc bài thơ cũng không quên được.

Soạn bài Mưa xuân | Ngắn nhất Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Trả lời:

- Số tiếng trong 1 dòng: 7 tiếng

- Cách gieo vần: vần chân

- Ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ là lời tự tình của một cô gái xưng “em”. Lời tự tình ấy cho biết câu chuyện gì về cô gái?

Trả lời:

- Câu chuyện về cô gái trong bài thơ "Mưa xuân" là một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng cũng đầy dang dở. Bài thơ đã thể hiện thành công tâm trạng e ấp, mong chờ và niềm khao khát được gặp lại người thương của một cô gái trẻ trong đêm hội chèo làng Đặng.

Câu 3 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ.

Trả lời:

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến …cách có một thôi đê: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.

+ Phần 2: Đoạn sau: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

- Mạch cảm xúc: Tâm trạng của nhân vật “em” khi “anh” lỡ hẹn và những ngày xuân đang trôi qua.

Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em cảm nhận như thế nào về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”?

Trả lời:

- Nếu như khi “mưa xuân phơi phới bay”, cô gái đang rất vui vẻ chờ đợi chàng trai thì khi “mùa xuân đã cạn ngày”, em buồn, xuân buồn, bởi hội tan, gánh chèo rời đi, em đâu còn cơ hội để tìm anh nữa. Hình ảnh hoa xoan bị đạp dưới chân giày cũng giống như sự ngóng trông, khắc khoải và hy vọng của em vỡ vụn theo trong chiều mưa nặng hạt ấy.

Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ như thế nào? Chỉ ra những hình ảnh thơ thể hiện mối liên hệ đó.

Trả lời:

- Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những hình ảnh thơ thể hiện mối quan hệ:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Câu 6 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của bài thơ?

Trả lời:

- Ngôn ngữ bài thơ:

+ Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.

Câu 7 (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy nêu cảm hứng chủ đạo, chủ đề của bài thơ Mưa xuân và cho biết căn cứ vào đâu em xác định được chủ đề đó.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo, chủ đề: Khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân và cảm xúc tâm trạng của con người.

- Em xác định được qua các yếu tố:

+ Nhan đề.

+ Những hình ảnh, câu thơ trong bài thơ.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 53 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu cảm nhận của em về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ được gợi lên trong bài thơ Mưa xuân.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Mùa xuân được ví như một bức tranh đa sắc, và bức tranh ấy được tô điểm bởi không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ trong bài thơ "Mưa xuân" của Nguyễn Bính. Đó là một không gian thanh bình, yên ả và tràn đầy sức sống. Mùa xuân hiện lên với những màn mưa bụi bay phơi phới, nhẹ nhàng như sương giăng, làm cho không gian trở nên mờ ảo và lung linh. Cánh hoa xoan tím rụng đầy, tạo nên một tấm thảm hoa rực rỡ trên mặt đất. Tiếng trống chèo vang vọng từ thôn Đoài, mang theo niềm vui và sự náo nhiệt đến cho mọi người. Mùa xuân của làng quê Bắc Bộ trong bài thơ "Mưa xuân" đã gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Đó là cảm xúc về một mùa xuân đẹp đẽ, thơ mộng và đầy sức sống. Đó là cảm xúc về một quê hương thanh bình, yên ả và đậm đà bản sắc dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: