Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 95 Tập 2 - ngắn nhất Kết nối tri thức
Haylamdo sưu tâm và biên soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 95 Tập 2 - Kết nối tri thức
* Biến đổi cấu trúc câu
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xếp đặt các từ ngữ theo trật tự khác hoặc chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ - thành cụm danh từ trong những câu dưới đây và nhận xét về sự biến đổi nghĩa có thể có ở từng câu sau việc làm đó.
a. Các bạn tán thưởng bài thuyết minh của em về danh lam thắng cảnh.
b. Con người đã phá vỡ sự toàn vẹn của cảnh quan vì tiến hành một số hoạt động vô ý thức.
c. Tác phẩm ấy ra đời đã đánh dấu một thành tựu mới của truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
Trả lời:
a.
- Chuyển đổi: Các bạn tán thưởng bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh của em.
- Nhận xét: Thể hiện tán thưởng hướng vào chủ thể từ “danh lam thắng cảnh” sang chủ thể “em”.
b.
- Chuyển đổi: Vì tiến hành một số hoạt động vô ý thức, con người đã phá vỡ sự toàn vẹn của cảnh quan.
- Nhận xét: Thay đổi đối tượng muốn hướng đến từ kết quả chuyển thành nguyên nhân.
c.
- Chuyển đổi: Tác phẩm ấy ra đời đã đánh dấu truyện ngắn Việt Nam hiện đại đạt một thành tựu mới.
- Nhận xét: Thay đổi đối tượng muốn hướng đến
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Biến đổi câu bị động sau thành câu chủ động và cho biết nghĩa của câu đã thay đổi như thế nào sau sự biến đổi này.
Khối đá có hình người trên đỉnh Yên Tử được người đời sau gọi là tượng An Kỳ Sinh.
(Theo Thi Sảnh, Yên Tử, núi thiêng)
Trả lời:
- Biến đổi thành câu chủ động: Người đời sau gọi khối đá có hình người trên đỉnh Yên Tử là tượng An Kỳ Sinh.
- Nhận xét:
+ Sự biến đổi này đã thay đổi chủ ngữ của câu.
+ Chủ ngữ của câu chủ động là "người đời sau", thể hiện vai trò chủ động của "người đời sau" trong việc " gọi khối đá có hình người trên đỉnh Yên Tử là tượng An Kỳ Sinh".
Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc câu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Chính Thái Tông khi nhắc lại câu nói của Phù Vân quốc sư, đã gọi ông là Trúc Lâm đạo sĩ.
(Theo Thi Sảnh, Yên Tử, núi thiêng)
a. Xác định căn cứ để xếp câu trên vào kiểu câu chủ động.
b. Biến đổi cấu trúc của câu từ chủ động thành bị động theo hai hướng:
- Hoán đổi vị trí của các cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động và chủ thể của hoạt động, có sử dụng từ được.
- Sử dụng từ được nhưng lược bỏ cụm từ chỉ chủ thể của hoạt động.
Trả lời:
a. Căn cứ để xếp câu trên vào kiểu câu chủ động:
- Chủ ngữ "Chính Thái Tông" thực hiện hành động "gọi".
- Chủ ngữ " Chính Thái Tông" được thể hiện rõ ràng và không có dấu hiệu của cấu trúc bị động.
b. Biến đổi cấu trúc của câu từ chủ động thành bị động theo hai hướng:
- Hoán đổi vị trí của các cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động và chủ thể của hoạt động, có sử dụng từ được: Ông đã được chính Thái Tông, khi nhắc lại câu nói của Phù Vân quốc sư, gọi là Trúc Lâm đạo sĩ.
- Sử dụng từ được nhưng lược bỏ cụm từ chỉ chủ thể của hoạt động: Phù Vân quốc sư đã được chính Thái Tông gọi là Trúc Lâm đạo sĩ.
Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành một câu bị động theo cách làm tương tự đã thực hiện ở bài tập 3:
a. Hậu thế đánh giá bia Vĩnh Lăng là một trong những tấm bia đẹp nhất Việt Nam về mặt mĩ thuật và kĩ thuật.
b. Nhiều du khách nước ngoài gọi Việt Nam là “thiên đường của ẩm thực đường phố”.
Trả lời:
a.
Hướng 1: Bia Vĩnh Lăng được hậu thế đánh giá là một trong những tấm bia đẹp nhất Việt Nam về mặt mĩ thuật và kĩ thuật.
Hướng 2: Bia Vĩnh Lăng được đánh giá là một trong những tấm bia đẹp nhất Việt Nam về mặt mĩ thuật và kĩ thuật.
b.
Hướng 1: Việt Nam được nhiều du khách nước ngoài gọi là “thiên đường của ẩm thực đường phố”.
Hướng 2: Việt Nam được gọi là “thiên đường của ẩm thực đường phố”.