X

Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội) - ngắn nhất Kết nối tri thức


Haylamdo sưu tâm và biên soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội) ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội) - Kết nối tri thức

Đề bài (trang 79 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong thực tế, nhiều khi chúng ta phải đổi mặt với những vấn đề của đời sống xã hội. Việc quan tâm, bàn luận về những vấn đề như vậy là hết sức cần thiết, không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân, mà còn có khả năng tác động đấn nhận thức của nhiều người. Từ đó, mọi người có thể chung tay hành động, góp phần giải quyết vấn đề bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng của mình.

* Yêu cầu:

- Nêu được vấn đề cần gải quyết trong đời sống xã hội (liên quan đến sự phát triển đất nước, đời sống của cộng đồng, quyền lợi và nghĩa vụ cá nhân,…) để bàn luận.

- Trình bày được bản chất, phạm vi tác động của vấn đề đối với đời sống xã hội (theo hướng tích cực hoặc tiêu cực); tổ chức được hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, tiêu biểu.

- Nêu được ý kiến trái chiều về vấn đề được bàn luận để pahnr bác một cách có cơ sở.

- Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết những bất cập trong phạm vi vấn đề.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản “Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của đất nước”

1. Nêu vấn đề nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá cảu đất nước.

2. Trình bày bản chất của vấn đề

- Di sản văn hoá của đất nước là toàn bộ giá trị văn hoá ẩn chứa trong những di sản vật thể và phi vật thể, gắn bó với cuộc sống con người trong suốt chiều dài lịch sử.

3. Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 1: Sự quý giá của di sản văn hoá.

- Lí lẽ:

+ Giá trị văn hoá đại diện cho những giá trị tinh thần, góp phần sáng tạo nên bản sắc của quốc gia.

+ Di sản văn hoá giúp con người hiểu rõ hơn về lịch sử, về truyền thống lao động và đấu tranh, về bề dày kinh nghiệm thẩm mĩ,…

+ Di sản văn hoá là tài nguyên quý giá cho sự phát triển du lịch.

- Bằng chứng:

+ “Đất nước kim tự tháp” (Ai Cập), “đất nước chùa tháp” (Cam-pu-chia),…

+ Văn miếu Quốc tử giám, địa đạo Củ Chi,…

4. Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 2: Thực trạng cảu việc bảo vệ di sản văn hoá hiện nay.

- Lí lẽ: Nhiều công trình bị xuống cấp, hư hại, mất mát.

- Bằng chứng: do chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt, cách bảo tồn sơ sài,…

5. Nêu và phản bác ý kiến trái chiều

- Ý kiến trái chiều: Không ít người lại cho rằng, di sản phải được tôn tạo, phải được làm mới để “vĩnh cửu hoá”.

- Phản bác ý kiến trái chiều:

+ Nhiều công tình trở nên lai căng, biến dạng, mất hết vẻ đẹp nguyên sơ vốn có.

+ Những cuốn sách quý bị mục nát, hư hỏng, thất lạc,…

6. Đề xuất giải pháp tăng cường bảo vệ di sản văn hoá.

- Ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách

- Đưa ra những phương pháp hợp lí nhất cho việc bảo tồn.

- Tuân thủ các quy định, tuyệt đối tránh những việc có thể gây tổn hại đối với di sản,…

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Muốn chọn được đề tài phù hợp để viết bài, em cần chú ý phạm vi nội dung mà phần Viết giới hạn (vấn đề cần giải quyết trong đời sống xã hội). Em chú ý thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau (sách báo, các phương tiện truyền thông,…) làm cơ sở cho việc tìm đề tài. Có thể tham khảo một số vấn đề sau:

- Bảo vệ, khôi phục rừng và trồng cây phủ xanh đồi trọc.

- Công cuộc chuyển đổi số và vai trò của mỗi người.

- Giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau.

- Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người.

- Vai trò của thực phẩm sạch trong cuộc sống hằng ngày.

b. Tìm ý

Khi đã xác định được đề tài bài viết, cần tiến hành việc tìm ý. Phải tìm hiểu kĩ vấn đề để nắm được bản chất và các khía cạnh của nó. Từ kinh nghiệm viết bài nghị luận khi thực hiện ở phần Viết của bài 1. Thế giới kì ảo và bài 3. Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha, em có thể đặt ra các câu hỏi để tìm ý theo cách tương tự, chẳng hạn:

- Vấn đề cần được gải quyết là gì? Phần Mở bài của bài viết tham khảo nêu vấn đề di sản văn hoá và trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo tồn các di sản.

- Ý kiến của em về vấn đề như thế nào? Trong bài viết tham khảo, người viết trình bày quan điểm của mình về sự quý giá của di sản văn hoá, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hoá truyền thống đối với quốc gia và nhân loại. Người viết cũng báo động và phân tích tình trạng xuống cấp, hư hại, mất mát của di sản văn hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Có thể xuất hiện ý kiến nào trái ngược với quan điểm của người viết? Cần dùng những lí lẽ, bằng chứng nài để phản bác? Có thể có nhiều góc nhìn khác nhay về vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị các di sản văn hoá, vì vậy, ý kiến trái chiều khá đa dạng. bài viết đã nêu và phản bác ý kiến cho rằng di sản văn hoá cần được tôn tạo, làm mới theo hướng “hiện đại hoá”, “vĩnh cửu hoá”.

- Cần có những giải pháp nào để giải quyết vấn đề? Bài viết tham khảo nêu một số giải pháp cần thực hiện để giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá; đề cao trách nhiệm cảu mỗi người khi tham gia giải quyết vấn đề; liên hệ với bản thân (ở phần Kết bài).

c. Lập dàn ý

Các ý đã tìm được chỉ mới tồn tại dưới dạng liệt kê. Em cần lập dàn ý bằng cách sắp xếp những ý đó vào các phần theo trật tự hợp lí

Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải quyết trong đời sống xã hội, nêi sự cần thiết phải bàn luận vấn đề.

- Thân bài:

+ Trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề, triển khai thành hệ thống luận điểm.

Luận điểm 1: Bản chất cảu vấn đề đời sống được bàn luận, biểu hiện của vấn đề trong thực tế xã hội (dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ).

Luận điểm 2: Sự tác động của vấn đề đối với cá nhân, cộng đồng, đất nước thieo hướng tích tực hoặc tiêu cực (dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ).

Luận điểm 3: Trách nhiệm của mỗi người trước vấn đề (dùng lí vẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ).

+ Nêu ý kiến trái chiều về vấn đề để phản bác.

+ Đề xuất giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề đời sống được bàn luận.

- Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng đắn và giải quyết thoả đáng vấn đề nêu ra.

2. Viết bài

Khi viết bài các em cần chú ý:

- Bám sát yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để triển khai các phần của bài viết.

- Rút kinh nghiệm từ việc viết bài văn nghị luận xã hội (ở các bài trước), từ việc đọc văn bản nghị luận ở bài học này như qua tìm hiểu bài tham khảo, em cần vận dụng linh hoạt kĩ thuật viết các phần của bài văn.

- Có thể mở bài bằng lối trực tiếp (giới thiệu nhanh vấn đề nghị luận) hoặc gián tiếp (dùng một mầu chuyện, một thông tin, một câu nói nổi tiếng hoặc nêu ý tương phản,… để dẫn đến vấn đề bàn luận).

- Khi triển khai các luận điểm của phân Thân bài, cần đặc biệt chú ý việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng để tăng sức thuyết phục của bài văn nghị luận (quan sát cách trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng ở các văn bản đọc và bài viết tham khảo để học tập cách viết).

- Kết bài nên liên hệ tới trách nhiệm của mỗi người trong việc giải quyết vấn đề

Bài viết tham khảo

Đối với cơ thể con người, nước chiếm 70% khi mới sinh và giảm xuống 60% khi trưởng thành, 85% khối lượng não được cấu tạo từ nước. Trong cơ thể, nước là dung môi cho các phản ứng hóa học. Nước vận chuyển nguyên tố dinh dưỡng đến cả cơ thể. Nó có vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt độ thông qua tuyến mồ hôi... Con người có thể sống sót mà không ăn trong 2 tháng, nhưng không thể tồn tại nếu thiếu nước trong khoảng 3-4 ngày. Mất 2% nước trong cơ thể làm giảm 20% khả năng làm việc. Mất 10% làm cơ thể tự đầu độc và mất 21% dẫn đến tử vong. Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để đảm bảo hoạt động ổn định. Uống quá nhiều nước cũng không tốt vì thận sẽ làm việc quá tải, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu kéo dài.

Chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn nếu mất nước trong một khoảng thời gian. Đa số hoạt động hàng ngày đều liên quan đến nước, từ nấu ăn, tắm giặt đến vệ sinh. Hãy tưởng tượng nếu một ngày nào đó nước không đủ cho mỗi người sử dụng hoặc nước không còn sạch, cuộc sống sẽ ra sao.

Nước không chỉ là nguồn sống cho sinh vật mà còn điều hòa nhiệt độ trái đất. Điều này là do nước có nhiệt dung riêng lớn, giúp duy trì nhiệt độ trái đất để đảm bảo sự sống

Nhiều người nghĩ rằng với 3/4 diện tích trái đất là nước, tại sao lại lo thiếu nước? Nhưng 3/4 đó, 75%, chứa 97% nước mặn ở đại dương, không sử dụng được hàng ngày. Chưa kể 99.7% trong 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng và tuyết. Nước ngọt sử dụng được chỉ chiếm 0.3% trong tổng số 3/4 kia. Quá ít phải không?

Mặc dù lượng nước ngọt ít, chúng ta vẫn làm cho nó giảm bằng cách lãng phí và ô nhiễm nguồn nước hàng ngày một cách vô tâm.

Công nghiệp phát triển gây ra lượng lớn nước thải, nếu không xử lý đúng, sẽ gây ô nhiễm. Nhiều doanh nghiệp không muốn chi tiêu để xử lý nước thải, ẩn giấu việc thải trực tiếp ra môi trường. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh.

Dự đoán cho thấy nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên quý hiếm, quan trọng hơn cả dầu mỏ ở quá khứ. Dầu mỏ có thể thay thế, nhưng nước không. Viễn cảnh xung đột vì nguồn nước không chỉ là khả năng. Với dân số tăng và nguồn nước giảm, tái chế và sử dụng nguồn nước ô nhiễm là cần thiết. Chúng ta đang phát triển hệ thống xử lý và tái tạo nguồn nước để phục vụ sinh hoạt. Hãy sử dụng nước một cách có ý thức để bảo vệ môi trường

3. Chính sửa bài viết

- Đọc bài viết thật kĩ, đặt câu hỏi để tự kiểm tra lại từng phần, từng khía cạnh và thao tác được sử dụng:

+ Vấn đề bàn luận có được nêu rõ ràng không?

+ Bản chất và từng khía cạnh của vấn đề đã được làm rõ chưa? Bản thân có ý kiến như thế nào về vấn đề? Tầm quan trọng của vấn đề đối với đời sống xã hội có được làm nổi bật không?

+ Thực trạng của vấn đề đã được nêu cụ thể chưa? Giải pháp đề xuất có tính khả thi không? Trách của bản thân trong việc tham gia giải quyết vấn đề được nêu như thế nào?

+ Có nêu được ý kiến trái chiều để phản bác không? Nếu có, việc phản bác đã đủ cơ sở chưa?

+ Ở từng luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được sử dụng như thế nào? Có đảm bảo sức thuyết phục không?

+ Bài viết có những lỗi nào về chính tả, diễn đạt (dùng từ, đặt câu, liên kết đoạn)?

- Sau khi rà soát, nếu phát hiện thấy chỗ nào chưa đạt yêu cầu thì cần bổ sung, chỉnh sửa hoặc thay thế.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: