X

Soạn văn lớp 12

Câu hỏi bài Ông già và biển cả chọn lọc - Ngữ văn lớp 12


Câu hỏi bài Ông già và biển cả chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ông già và biển cả Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ông già và biển cả này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi bài Ông già và biển cả chọn lọc - Ngữ văn lớp 12

Câu hỏi: Thể loại của văn bản Ông già và biển cả?

Trả lời:

Thể loại của Ông già và biển cả là tiểu thuyết.

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của Ông già và biển cả?

Trả lời:

- Năm 1952, sau 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê đã cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả.

- Trước khi in thành sách, tác phẩm được in trên tạp chí Đời sống.

- Đoạn trích nằm ở cuối truyện, kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm.

Câu hỏi: Giá trị nội dung của Ông già và biển cả?

Trả lời:

Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng chính là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi.

Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của Ông già và biển cả?

Trả lời:

- Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”.

- Hình tượng được lựa chọn kĩ lướng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa.

- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm .

Câu hỏi: Chủ đề của Ông già và biển cả?

Trả lời:

Chủ đề của Ông già và biển cả là vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

Câu hỏi: Cuộc đấu tranh giữa ông lão và con cá kiếm trong Ông già và biển cả?

Trả lời:

- Thời điểm: mặt trời mọc lên lần thứ ba.

- Phong độ: lão mệt thấu xương, mồ hôi ướt đẫm.

- Tư thế: đơn độc.

- Hình ảnh chiếc vòng lượn của con cá kiếm lặp đi lặp lại:

+ Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: ước lượng khoảng cách bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay.

+ Vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng mãnh liệt của con cá: dũng cảm, kiên cường không kém ông lão.

+ Ông lão chỉ gián tiếp cảm nhận con cá qua vòng lượn.

Câu hỏi: Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm trong Ông già và biển cả?

Trả lời:

- Từ xa đến gần đến vòng thứ ba... ngày càng mãnh liệt và trực tiếp chủ yếu qua xúc giác và thị giác

- Cảm nhận gián tiếp (qua sợi dây qua mũi lao).

- Bộ phận ⇒ toàn thể: ngày càng lộ dần, nhìn thấy từng bộ phận trước khi nhìn thấy cả con cá.

→ Diễn biến càng lúc càng mãnh liệt và đau đớn.

Câu hỏi: Mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm trong Ông già và biển cả?

Trả lời:

- Sự cảm nhận của ông lão về con cá bằng thị giác và xúc giác.

- Lời đối thoại của ông lão với con cá kiếm cho thấy không chỉ là sự cảm nhận mà cao hơn nữa là sự cảm thông:

+ Không chỉ bằng động tác mà bằng cả trái tim.

+ Không chỉ đơn thuần là người đi săn và con mồi.

⇒ Lời lẽ và ý nghĩ của ông lão đã biến con cá thành ″nhân vật″, càng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của ông lão bằng việc hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.

Câu hỏi: Ý nghĩa biểu tượng con cá kiếm trong Ông già và biển cả?

Trả lời:

- Vẻ đẹp con cá, thái độ của người đi săn và con mồi hàm chứa ý nghĩa: Con cá là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người theo đuổi trong cuộc đời.

- Hình ảnh đẹp đẽ của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh (lần xuất hiện cuối cùng) đến khi bị kéo vào sát thuyền, có sự khác biệt: đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt và vì thế nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: