Câu hỏi bài Thuốc chọn lọc - Ngữ văn lớp 12
Câu hỏi bài Thuốc chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Thuốc Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Thuốc này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Thể loại của văn bản Thuốc?
Trả lời:
Thể loại của văn bản Thuốc là truyện ngắn.
Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của Thuốc?
Trả lời:
- Truyện được sáng tác năm 1919, trong bối cảnh nhân dân Trung Quốc chìm đắm trong mê muội, lạc hậu còn những người làm cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với người dân và Lỗ Tấn muốn người dân Trung Hoa nghiêm túc suy nghĩ để tìm ra phương thức chữa trị.
- Truyện ngắn thuốc rút từ tập Gào thét (1923).
Câu hỏi: Giá trị nội dung của Thuốc?
Trả lời:
- Phơi bày tình trạng ngu muội, vô cảm của người dân Trung Quốc trước Cách mạng Tân Hợi (1911) và thể hiện lòng khâm phục, xót thương đối với nhà cách mạng đã hi sinh.
- Thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được bệnh tật của chính mình chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng thì dân tộc đó vẫn còn chìm đắm trong mê muội.
Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của Thuốc?
Trả lời:
- Cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, súc tích.
- Hình ảnh mang tính biểu tượng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa.
Trả lời:
Chủ đề của Thuốc phán ảnh niềm tin ngu muội của quần chúng, sự thốt nát của bộ máy thống trị và tinh thần cách mạng của người chiến sĩ Hạ Du.
Câu hỏi: Ý nghĩa nhan đề Thuốc của Lỗ Tấn?
Trả lời:
-Tầng nghĩa thứ nhất: Thuốc chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người, một phương thuốc mê tín lạc hậu.
-Tầng nghĩa thứ hai: Thuốc là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần (căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc).
-Tầng nghĩa thứ ba: Thuốc là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ.
⇒ Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt còn người cách mạng thì bôn ba trong chốn quạnh hiu.
Câu hỏi: Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người trong Thuốc?
Trả lời:
- Tầng nghĩa ngoài cùng: Phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao của những người Trung Quốc lạc hậu, u mê. → Đó là thứ thuốc của mê tín dị đoan.
- Tầng nghĩa thứ hai: Bố mẹ thằng Thuyên và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên nhưng lại khiến thằng Thuyên chết. → Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần phải giác ngộ ra, cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
- Tầng nghĩa thứ ba:
+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc ấy được pha chế bằng máu của người cách mạng xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân.
+ Những con người ấy lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.
→ Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
Câu hỏi: Hình tượng người cách mạng Hạ Du trong Thuốc?
Trả lời:
- Là một thanh niên cách mạng sớm giác ngộ, có lí tưởng cách mạng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập.
- Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu việc anh làm và không ai ủng hộ.
→ Quần chúng chưa hiểu gì về người cách mạng. Họ coi người cách mạng là những người làm giặc, bị bắt và bị xử chém. Bản thân người cách mạng lại cô đơn, bôn ba trong chốn quạnh hiu, không gắn bó với quần chúng. Khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ xuống thật vô nghĩa, không được ai chú ý.
Câu hỏi: Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du trong Thuốc
Trả lời:
- Hình ảnh một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum vô danh, không có gốc, không phải dưới đất mọc lên!
- Ý nghĩa: Gửi gắm niềm tin tưởng lạc quan:
+ Sự hi sinh của những người cách mạng tiên phong không hề uổng phí, đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng.
+ Đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và bước tiếp bước chân khai phá của họ.
+ Sự hi sinh của họ vẫn để lại niềm tiếc thương, sự kính phục, ngưỡng mộ trong lòng nhân dân.
+ Hai bà mẹ vượt qua con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém và người chết bệnh để đến với nhau.
⇒ Sự tin tưởng: quần chúng sẽ được giác ngộ, sẽ vượt qua những suy nghĩ theo lối mòn, những tập quán xấu.