Câu hỏi bài Tự do chọn lọc - Ngữ văn lớp 12
Câu hỏi bài Tự do chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tự do Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tự do này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Thể loại của bài thơ Tự do?
Trả lời:
Thể loại của bài thơ Tự do là thể thơ tự do.
Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tự do?
Trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tự do:
- Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1941, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược.
- In trong tập Thơ ca và chân lí (1942) và được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp.
Câu hỏi: Giá trị nội dung của bài thơ Tự do?
Trả lời:
Giá trị nội dung của bài thơ Tự do:
- Bài thơ nói lên được khát vọng tự do và đồng thời cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của tác giả, kêu gọi nhân dân nước Pháp đồng lòng vì một lí tưởng chung.
Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của bài thơ Tự do?
Trả lời:
Giá trị nghệ thuật của bài thơ Tự do:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, thủ pháp liệt kê hình ảnh, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc...qua các khổ thơ.
- Mạch cảm xúc hướng tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ. Hình thức thể hiện đặc biệt với tầng lớp hình ảnh lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau.
- Hình thức nhân hóa TỰ DO thành một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm em, tạo cách nói gần gũi nhưng cũng thiêng liêng, sâu xa.
Câu hỏi: Chủ đề của bài thơ Tự do?
Trả lời:
Chủ đề của bài thơ Tự do: Khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị xâm lăng.
Câu hỏi: Kết cấu của bài thơ Tự do?
Trả lời:
Kết cấu bài thơ Tự do:
- Lặp kết cấu, cú pháp với tần số cao.
- Điệp từ trên theo kiểu xoáy tròn.
- Kết cấu vòng tròn Tự Do.
→ Hiệu quả: Mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ của những nô lệ rên xiết dưới ách phát xít.
Câu hỏi: Tính chất hình ảnh thị giác trong bài thơ Tự do?
Trả lời:
- Cách liệt kê các hình ảnh: mỗi khổ thơ đều xuất hiện liên tiếp các hình ảnh thu được bằng thị giác như trang vở, bàn học, cây xanh, đất cát, tuyết, trang sách, tro tàn, gươm đao, mũ áo, sa mạc, rừng hoang, tổ chim, hoa trái, khoanh bánh trắng, trời xanh, vầng trăng, tàu thuyền…; bằng cảm giác về màu sắc (trời trong xanh, khoanh bánh trắng, rực vàng son) không theo trật tự hay logic nào.
→ Các hình ảnh liệt kê trong bài thơ, là những hình ảnh mang tính ngẫu hứng. Từ đó phản ánh mĩ học siêu thực, thể hiện qua sự hỗn độn, không theo một trật tự logic nào.
Câu hỏi: Câu kết “Tôi viết tên em” của mỗi khổ thơ trong bài thơ Tự do?
Trả lời:
Câu kết Tôi viết tên em của mỗi khổ thơ:
- Cấu trúc được lặp lại trong mỗi khổ thơ Tôi viết tên em: như một điệp khúc được ngân vang sau những chuỗi hình ảnh và lượng thông tin hình ảnh tác giả bày biện.
- Câu thơ như một sự đúc kết, tạo âm hưởng, nhạc điệu cho mỗi khổ thơ.
- Nhưng tên em là ai? Người, vật hay chủ thể chưa xác định? nên tạo cảm giác cuốn hút với âm hưởng của sự da diết, khao khát, như khắc vào tâm trí người đọc về thái độ của người viết với giá trị, sự ám ảnh về hai chữ: TỰ DO ở cuối bài thơ khi những hình ảnh dần khép lại.
Câu hỏi: Cách lặp từ theo kiểu “xoáy tròn” (Trên...trên...) trong bài thơ Tự do?
Trả lời:
Sử dụng cách lặp từ theo kiểu “xoáy tròn” (Trên... trên...):
- Đây là biện pháp tạo nhạc điệu, nhịp điệu cho bài thơ.
- Tạo sự lan tỏa triền miên và rộng khắp ước muốn, cảm xúc, khát vọng của tác giả đối với mỗi chuỗi hình ảnh xuất hiện: từ những hình ảnh mang yếu tố cụ thể , cho đến những hình ảnh mang yếu tố tượng trưng, từ vùng không gian nhỏ hẹp đến không gian rộng lớn hơn.
Câu hỏi: Phân tích cách sử dụng đại từ em trong bài thơ Tự do?
Trả lời:
Cách sử dụng đại từ em để gọi TỰ DO là cách nhà thơ nhân hóa khái niệm trừu tượng này. Cách gọi này giúp nhà thơ diễn tả mối quan hệ thân mật, gắn bó và tình yêu thiết tha dành cho tự do.
Trả lời:
- Giới từ trên báo hiệu trạng ngữ chỉ địa điểm:
+ Địa điểm cụ thể, hữu hình (không gian): trang vở, bàn học, đất cát, tuyết, mũ áo vua quan...
+ Địa điểm trừu tượng (thời gian): thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm, các mùa, những mảnh trời trong xanh, những khoảnh khắc hừng đông...
- Tự do không chỉ được gắn với những vật cụ thể đang hiện hữu mà hiện diện trong không gian mà tôi chiếm lĩnh ngự trị. Nó hiện diện trong giấc mơ, trong trí tưởng tượng, trong hồi ức và trong tất cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường.
⇒ Khát vọng tự do hóa thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi người.
Trả lời:
- Cái tôi chủ thể và cái tôi thi sĩ hòa quyện vào nhau và với điệp khúc tôi viết tên em: bộc lộ tình cảm tha thiết đối với tự do như với người thân thiết.
- Nếu tôi có thể là tác giả cũng có thể là độc giả của bài thơ thì chủ thể trữ tình của bài thơ mang tính chất đa chủ thể. Đó có thể là học sinh, công nhân, người lính,…→ Đáp ứng nguyện vọng khao khát tự do của tất cả mọi người.
- Bài thơ ra đời vào đúng thời gian quân phát xít Đức đang giày xéo nước Pháp. Sự thực phũ phàng ấy là nỗi đau nhói của hàng triệu con người Pháp trong đó có nhà thơ.
⇒ Với cấu trúc và suy luận như vậy, bài thơ giống như lời của một bản trường ca, một khúc hát dài ca ngợi và kêu gọi tự do. Và như thế, Tự do không chỉ là lời ca của thi sĩ mà còn là tiếng lòng của triệu triệu công dân trên nước Pháp vĩ đại của nhà thơ.