Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học ngắn nhất
Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Câu 1 (trang 191 sgk Văn 12 Tập 1):
- Giá trị nhận thức
+ Cơ sở của giá trị nhận thức: Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả.
+ Nội dung:
* Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học
* Quá trình tự nhận thức của văn học
- Giá trị giáo dục
+ Cơ sở của giá trị giáo dục: làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.
+ Nội dung: đặc trưng giáo dục của văn học là con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục.
- Giá trị thẩm mĩ
+ Cơ sở của giá trị thẩm mĩ: khả năng văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp
+ Nội dung:
* Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời.
* Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ
Câu 2 (trang 191 sgk Văn 12 Tập 1):
- Các giá trị văn học có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng nhau tác động đến người đọc (khái niệm chân, thiện, mĩ)
- Cụ thể:
+ Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục
+ Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức
+ Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy
Câu 3 (trang 191 sgk Văn 12 Tập 1):
- Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc chuyển hóa văn bản ngôn từ nghệ thuật thành tác phẩm văn học thông qua các giai đoạn như đọc văn bản (tri giác ngôn từ, tái tạo hình ảnh…), phát hiện, kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm, thưởng thức các giá trị tư tưởng, nghệ thuật, ghi nhớ những điều hay, tâm đắc
- Tính chất tiếp nhận văn học:
+ đó là một quá trình giao tiếp.
+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng.
+ Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm khác nhau
Câu 4 (trang 191 sgk Văn 12 Tập 1):
- Các cấp độ tiếp nhận văn học
+ Cấp độ 1: người đọc, người nghe cảm nhận diễn biến của cốt truyện tức là xem tác phẩm kể chuyện gì, các tình tiết diễn biến ra sao
+ Cấp độ 2: qua cảm thụ nội dung trực tiếp, người đọc thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm
+ Cấp độ 3: thấy được cái hấp dẫn, sinh động của đời sống được tái hiện lại, biết thưởng thức được cái đẹp, cái hay của câu chữ, loại thể hình tượng... xem việc đọc tác phẩm như phương tiện để nghĩ để cảm để tự đốì thoại với mình và đối thoại với tác giả, suy tư về cuộc sống, từ đó tác động tích cực vào tiến trình đời sống
- Để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả, người đọc cần tự nâng cao trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm và tiếp nhận văn học một cách tích cực chủ động và sáng tạo hướng tới cái hay, cái đẹp, cái thiện,...
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 191 sgk Văn 12 Tập 1):
- Nói như vậy là đúng vì:
+ Văn chương mở ra những khát vọng, gieo cho con người những tình cảm cao đẹp.
+ Văn chương phát hiện, miêu tả vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận một cách tinh tế, sâu sắc vẻ đẹp.
* Đó là cách nói để khẳng định và đề cao giá trị giáo dục của văn chương nhưng không có ý xem nhẹ các giá trị khác
Câu 2 (trang 191 sgk Văn 12 Tập 1):
- Các giá trị văn học qua cảm nhận tác phẩm Vợ chồng A Phủ
+ giá trị nhận thức: tái hiện chân thực cuộc sống khốn khổ cùng sức sống mãnh liệt của con người nơi dẻo cao Tây Bắc
+ giá trị thẩm mĩ: khơi gợi niềm đồng cảm, thương cảm của người đọc đối với thân phận con người bị áp bức thống trị.
+ giá trị giáo dục: giáo dục lòng thương người, khát vọng sống
Câu 3 (trang 191 sgk Văn 12 Tập 1):
- Cảm: chính là cảm nhận, tình cảm mà người viết gửi gắm, người đọc tiếp nhận, nó xuất phát từ tình cảm của con người
- Hiểu: nắm được nội dung, tình cảm, hiểu được bản chất vấn đề, nắm được kiến thức