Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) ngắn nhất
Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)
Xem thêm Tóm tắt: Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... ông lão và con thuyền): Cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-gô
- Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-go mang thành phẩm trở về
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):
- Đây là ngày thứ ba của chuyến câu, ông lão đã phải níu giữ con cá, còn con cá thì mắc câu đang cố vùng vẫy để cố thoát thân, cả hai đều không được ăn uống, không nhìn thấy nhau.
- Sự lặp đi lặp lại của các vòng lượn cho thấy cuộc giằng co giữa hai bên đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, cho nên cả hai phải nỗ lực hết mình.
- Con cá cố gắng để thoát hiểm, qua đó cho thấy phẩm chất kiên cường của nó.
- Ông lão cũng cố hết sức để bảo vệ thành quả của mình bằng kinh nghiệm và chút sức lực còn lại
Câu 2 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):
- Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào các giác quan của ông lão đó là:
+ thị giác: cảm nhận về khoảng cách
+ xúc giác: nhận ra con cá từ độ căng của sợi dây câu, từ lưỡi kiếm của con cá quật vào sợi dây thép đáy,..
+ nỗi đau thể xác: phải nỗ lực, gắng sức để giữ cho bằng được thành quả lao động của mình.
=> Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn (từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể)
Câu 3 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):
- Các chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó
+ Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy ... anh em ạ => coi con cá như con người.
+ "Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó"Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy.
- Nhận xét mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm:
+ Đây không phải là quan hệ giữa người đi câu với con cá câu được.
+ Đó là quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ (quan hệ ngang hàng, cân tài cân sức, cả hai đều nỗ lực hết mình)
+ Đó còn là quan hệ ứng xử giữa con người với môi trường (khi ông lão câu được cá)
Câu 4 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):
- Hình ảnh con cá kiếm:
+ trước khi ông lão chiếm được nó: to lớn, xinh đẹp, đuôi lớn hơn hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ, khôn ngoan, kiên cường mang vẻ đẹp sức mạnh oai phong, kì vĩ của tự nhiên
+ sau khi ông lão chiếm được nó : không chấp nhận cái chết, phóng vút lên mặt nước phô diễn vẻ đẹp, con cá bạc trắng, thẳng đơ.
- Hình ảnh con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng:
+ cho vẻ đẹp, sức mạnh, tính chất kiêu hùng, kì vĩ của tự nhiên.
+ cho những chông gai, thử thách của cuộc đời.
+ cho ước mơ về thành quả lao động của con người
+ cho ước mơ sáng tạo của nghệ thuật
Luyện tập
Bài tập 1 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):
- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô
- Sử dụng loại ngôn ngữ này có tác dụng
+ giúp người đọc hình dung được sự việc đang diễn ra trực tiếp
+ hình thức đối thoại chứng tỏ Xan-ti-a-go chiêm ngưỡng được con cá kiếm như một con người
+ cảm nhận được vẻ đẹp của con người khi chinh phục, hoàn thiện giấc mơ của mình
Bài tập 2 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):
- Cách dịch ông già và biển cả hay hơn
- Bởi tạo nên nhịp cân xứng của tiêu đề, không chỉ thế, tiêu đề này gợi lên cho người đọc sự đối lập của hai hình tượng:
+ Người già cả, sức yếu - biển , bao la, dữ dội
+ Con người có hạn - tự nhiên vô hạn
+ Con người và tự nhiên song song cùng tồn tại