X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) ngắn nhất


Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Xem thêm Tóm tắt: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến bắt đầu xung phong): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại.

- Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 63 sgk Văn 12 Tập 2):

- Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

- Cách trần thuật như vậy

    + khiến truyện được kết cấu theo diễn biến của trí nhớ và ý thức, cảm xúc của nhân vật cứ lúc bị đứt ra rồi lại nối lại qua những lần ngất đi rồi tỉnh lại ấy

    + nhân vật tự nói về những người thân yêu trong giờ phút đặc biệt nên chứa chan tình cảm, trìu mến

Câu 2 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2):

- Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù bọn xâm lược, sẵn sàng đấu tranh, chống giặc ngoại xâm đã gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau:

    + Chú Năm: đại diện truyền thống, lưu giữ truyền thống (câu hò, cuốn sổ)

    + Má Việt :chịu đựng đau thương, duy trì sự sống, che chở cho đàn con và đấu tranh

- + Việt, Chiến những đứa con tình nguyện cầm súng chiến đấu báo thù cho ba mẹ bị giặc giết hại

Câu 3 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2): So sánh tính cách nhân vật Chiến và Việt

- Những nét chung:

    + Hai người đều có tình cảm gia đình sâu nặng.

    + Chị em Việt có chung mối thù với bọn Mỹ – Ngụy.

    + Hai chị em Chiến – Việt đều có những nét rất ngây thơ ,có phần trẻ con

    + Hai chị em là những chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, đánh giặc trở thành hạnh phúc của hai chị em

- Những nét riêng:

    + Chiến

* là cô gái đảm đang, tháo vát:

* Chiến hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn

* Chiến là cô gái tiêu biểu cho người phụ nữ miền Nam rắn rỏi, đảm đang, anh hùng.

    + Việt:

* Việt – người thanh niên với những phẩm chất hồn nhiên.

* Việt có tình cảm với gia đình rất sâu sắc.

* Việt mang trong mình phẩm chất người anh hùng.

* Việt mang trong mình vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, gan dạ, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm.

* Nhân vật là thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách của Nguyễn Thi, dù hồn nhiên còn nhỏ nhưng chững chạc, dũng cảm trước kẻ thù

Câu 4 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2):

- Những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này:

    + Thể hiện qua tính chất ca ngợi truyền thống của dân tộc, thể hiện trong truyền thống của một gia đình

    + Cuốn sổ là lịch sử gia đình, qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ

    + Câu chuyện xoay quanh các thành viên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc từ đời này qua đời khác từ đời bố mẹ là những người anh hùng hi sinh vì đất nước đến những người con kế tiếp đứng lên quyết trả nợ nước thù nhà.

    + Nhân vật mang phẩm chất người anh hung: gan dạ, kiên trung; căm thù giặc bạo tàn; giàu nghĩa tình, thủy chung với quê hương, cách mạng

Câu 5 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2):

- Đoạn văn cảm động nhất là đoạn văn diễn tả cảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để hai chị em lên đường đi chiến đấu.

- Bởi vì

    + Cảnh tượng đó cho thấy tình yêu, tình hiếu thảo, trọn nghĩa đối với cha mẹ.

    + Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp truyền thống gia đình.

Luyện tập

Bài tập 1 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2):

- Đoạn đối thoại của Chiến và Việt đêm trước ngày nhập ngũ rất sinh động, thể hiện rõ tính cách và cá tính của từng nhân vật

- Điểm chung

    + Thương cha mẹ

    + Mang mối thù và có quyết tâm chống giặc

- Điểm riêng biệt:

    + Chiến mang tính cách của người chị lớn, lo lắng cho em, thu xếp ngăn nắp việc nhà

    + Chiến có tính cách sâu sắc hơn, trong khi Việt còn trẻ con, hồn nhiên

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 12 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.