X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Ôn tập phần làm văn ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập phần làm văn

I. Những nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Thống kê các kiểu văn bản đã học và những yêu cầu cơ bản của chúng

- Tự sự: trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân - quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ.

- Thuyết minh: trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả... của sự vật, hiện tượng, vấn đề... giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.

- Nghị luận: trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá... đối với các vấn đề xã hội văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.

- Văn bản nhật dụng gồm: kế hoạch, cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết...

2. Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc:

- Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản.

- Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản.

- Viết văn bản: chú ý đảm bảo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn các đoạn trong bài, đảm bảo cấu trúc mạch lạc logic cho bài viết

3. Ôn tập về văn nghị luận

a. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường

- Nghị luận xã hội: một hiện tượng đời sống, một vấn đề tư tưởng đạo lý

- Nghị luận văn học: bàn về một ý kiến văn học, nghị luận đoạn trích, tác phẩm văn xuôi

- Giống: trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá… các vấn đề nghị luận, sử dụng các thao tác lập luận

- Khác:

    + Nghị luận xã hội cần người viết có vốn sống, hiểu biết thực tiễn, hiểu biết xã hộ khá phong phú…

    + Nghị luận văn học: nắm vững khái niệm, kiến thức văn học, khả năng lí giải vấn đề văn học, cảm thụ tác phẩm, hình tượng nhân vật…

b. Lập luận trong văn nghị luận

- Gồm: luận điểm, luận cứ, thao tác, phương pháp lập luận

- Luận điểm: tư tưởng cơ bản của bài văn nghị luận: luận cứ bao gồm lí lẽ dẫn chứng để giải thích, chứng minh luận điểm.

- Phương pháp lập luận: sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách khoa học, chặt chẽ

- Các yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm:

    + Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí đã được thừa nhận.

    + Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu và phù hợp với lí lẽ.

    + Cả lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, tập trung làm sáng tỏ luận điểm

- Các thao tác lập luận cơ bản:giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận

- Cách tiến hành và sử dụng các thao tác lập luận trong bài nghị luận: sử dụng một cách tổng hợp các thao tác lập luận,

- Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:

    + Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp

    + Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan mật thiết với luận điểm cần trình bày

c. Bố cục trong văn nghị luận

- Gồm ba phần: mở, thân , kết thống nhất với nhau

    + Mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận, hướng người đọc, người nghe vào nội dung cần lập luận

    + Thân bài: thành phần chính của lập luận, triển khai các luận điểm, vấn đề bằng cách thích hợp

    + Kết bài: chốt vấn đề, nêu khái quát, làm nổi bật, gợi liên tưởng sâu sắc, rộng hơn

d. Diễn đạt trong văn nghị luận

- Yêu cầu:

    + Chặt chẽ, thuyết phục cả về lý trí, tình cảm

    + Cách dùng từ, viết câu linh hoạt, giọng văn trang trọng, nghiêm túc

    + Sử dụng phép tu từ hợp lý

- Các lỗi về diễn đạt thường gặp: dùng từ ngữ thiếu chính xác, lặp từ, thừa từ, dùng từ ngữ không đúng phong cách, sử dụng câu đơn điệu, câu sai ngữ pháp; sử dụng giọng điệu không phù hợp với vấn đề nghị luận

Luyện tập

1. Đề bài

2. Yêu cầu luyện tập

a. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: nghị luận xã hội (đề 1), nghị luận văn học (đề 2)

- Thao tác lập luận: cả hai đề đều vận dụng tống hợp các thao tác lập luận

- Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết:

    + Với đề 1: trước hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với người khác và giải thích tại sao ông lại nói như vậy. Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận.

    + Với đề 2: trước hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận điểm.

b. Lập dàn ý cho bài viết

- Đề 1:

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài:

- Giải thích vì sao ông nói như vậy

- Bàn luận

    +Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

    + Nói những điều tốt đẹp

    + Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

C, Kết bài: bài học rút ra

- Đề 2:

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài: Phân tích đoạn thơ (9 câu thơ đầu)

- Câu 1 niềm xúc động thành kính trước đất nước thiêng liêng

- Câu 2: đất nước cổ kính lâu đời, bình dị mộc mạc trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

- Câu 3: dáng hình đất nước trong phong tục ăn trầu lâu đời của dân tộc

- Câu 4: đất nước lớn lên trưởng thành vững vàng hơn trong quá trình đấu tranh của dân tộc

- Câu 5+7: đất nước trong dáng hình các phong tục khác: tục búi tóc của phụ nữ Việt, tục đặt tên con dân dã nôm na

- Câu 6: đất nước ẩn mình trong hạt muối nhánh gừng đằm sâu tình nghĩa mẹ cha

- Câu 8: hình ảnh đát nước trong bông lúa ta trồng hạt gạo ta ăn

- Câu 9: khái quát thời điểm sinh thành của đất nước

C, Kết bài: khái quát lại vấn đề

c. Tập viết mở bài

- Đề 1:.Trong cuộc sống lời nói là phương tiện quan trọng nhất để con người giao tiếp, ta không thể sống mà không nói. Thế nhưng bạn có biết Kiếm làm tổn thương thân thể còn lời nói làm tổn thương tâm hồn. Phải nói làm sao, nói thế nào co hay cho đẹp, để không làm tổn thương tâm hồn người khác? Nếu bạn còn băn khoăn về điều đó thì có lẽ câu chuyện sau đây sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.

- Đề 2: Rời ghế giảng đường đại học theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, Nguyễn Khoa Điềm đã trở về xông pha lặn lội tại chiến trường miền Nam đầy lửa đạn, dùng ngòi bút để chiến đấu. Nguyễn Khoa Điềm trở thành gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của ngời trí thức về đất nước con người Việt Nam. Rút từ chương năm của trường ca Mặt đường khát vọng, đoạn trích Đất nước đã hội tụ đầy đủ vẻ đẹp thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Kết tinh giá trị của bài thơ là chín câu thơ đầu.

d. Chọn viết một ý trong dàn ý:

Khi ta chào đời đất nước đã có rồi, đất nước không chỉ có trong miếng trầu bà ăn, câu chuyện mẹ kể mà còn giản dị ẩn mình trong hạt muối nhánh gừng, dằm sâu tình nghĩa mẹ cha:

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Vọng về trong câu thơ âm hưởng thiết tha của bao áng ca dao dân ca nồng vị cay của gừng, vị mặn của muối:

Tay bưng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Được chắt lọc từ văn hóa dân gian câu thơ trầm tích những ý tứ thật sâu xa. Dù cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn gian khổ, dù phải nếm trải bao nhiêu cay đắng, cha mẹ ta vẫn thương yêu nhau gắn bó thủy chung nghĩa tình sau trước vẫn mặn mà sâu đậm. Và chính vì tình nghĩa thắm thiết nồng nàn của cha mẹ và bao lứa đôi trên đất nước là cội nguồn gốc rễ nảy nở những tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng quốc gia, dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 12 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.