Soạn bài Văn bản tổng kết ngắn nhất
Soạn bài Văn bản tổng kết
I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết
- Một số văn bản tổng kết thuộc hai trường hợp trên
+ Tổng kết hoạt động thực tiễn như: văn bản tổng kết năm học; văn bản tổng kết nhiệm kỳ của Đoàn …
+ Tổng kết tri thức như: Tổng kết văn học dân gian Việt Nam; Tổng kết Tiếng Việt …
II. Cách viết văn bản tổng kết
1. Trả lời câu hỏi
a. Văn bản trên là văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn
- Thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
b. Mục đích: Nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc hoạt động
- Yêu cầu: chính xác, khách quan
- Nội dung chính: Tình hình và kết quả thực tiễn từ đó đánh giá, kiến nghị.
- Bố cục: 3 phần
+ Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, tổ chức, địa điểm, thời gian, tiêu đề
+ Nội dung:
* Mục đích ý nghĩa của công việc
* Lần lượt tường trình, đánh giá công việc cụ thể
* Rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị
+ Phần cuối
* Nơi nhận
* Người viết kí tên
2. Trả lời câu hỏi
a. Văn bản trên là văn bản tổng kết tri thức:
- Diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ khoa học
b. Mục đích: Hệ thống hóa kiến thức
- Nội dung gồm: Tóm tắt những kiến thức, kỹ năng cơ bản.
3. Trả lời
a. Mục đích yêu cầu của văn bản tổng kết:
- Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát tri thức, thành tựu, nghiên cứu đạt được
- Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát tri thức, thành tựu nghiên cứu
b. Phong cách ngôn ngữ của văn bản tổng kết: tùy theo yêu cầu, nội dung văn bản tổng kết thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 176-177 sgk Văn 12 Tập 1):
a. Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu:
- Bố cục đầy đủ 3 phần.
- Nội dung cụ thể, diễn đạt ngắn gọn, chính xác, nhận xét, kết luận đúng mực.
b. Những sự việc, số liệu trong phần bị lược bớt là:
- Phần 1:
+ Những thuận lợi, khó khan
+ Nvụ và mục tiêu phấn đấu
- Phần II; III; IV
+ Những công việc, những thành tích đạt được
+ Những việc chưa làm được
+ Những số liệu minh họa
c. Những nội dung còn thiếu:
- Tên cơ quan ban hành văn bản
- Địa điểm, thời gian
- Bài học rút ra.
Câu 2 (trang 177 sgk Văn 12 Tập 1):
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12
1. Tổng số văn bản đã học: 33
2. Phân loại
- Văn học trong nước và văn học nước ngoài ( Thuốc, Ông già và biển cả, Số phận con người,...)
- Theo thể loại: truyện ngắn 22, và 11 tác phẩm thơ
- Theo thời kì lịch sử (thời kì chống Mỹ và chống Pháp)
3. Đặc điểm chính về nội dung:
- Phản ánh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời kì chống Pháp, Mỹ (Những đứa con trong gia đình, Rừng xà nu, Tây Tiến,....)
+ Tinh thần quật cường, ý chí chiến đấu kiên cường
+ Người dân chịu nhiều đau khổ từ ách áp bức
- Thể hiện tình yêu đất nước, quê hương con người ( Vợ chồng A Phủ, Đất nước, Một người Hà Nội,....)
- Thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu nặng (Những đứa con trong gia đình, Mùa lá rụng trong vườn,..)
- Tình yêu đôi lứa (Sóng,....)
4. Nghệ thuật
- Thơ
+ xây dựng các hình tượng biểu trưng
+ ngôn từ chau chuốt
+ giọng điệu phong phú
- Truyện
+tạo dựng tình huống truyện
+ xây dựng nhân vật
+ nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
+ nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài hoa