X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) ngắn nhất


Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)

Bố cục:

Câu 1 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

- Tác giả đã phân tích vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể:

    + Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa văn học)

    + Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán): trọng tình nghĩa không chú ý nhiều đến trí dũng, khéo léo nhưng không cầu thị, cực đoan, thích yên ổn.

    + Sinh hoạt (ăn, ở, mặc) ưa chừng mực, vừa phải

    + Quan niệm về cái đẹp trong suy nghĩ của người Việt: vừa xinh, vừa khéo.

Câu 2 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

- Đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo văn hóa của người Việt:

    + tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch

    + có những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa

- Dẫn chứng:

    + Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn...

    + Lời ăn tiếng nói của nhân dân thể hiện trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe”; “Lời chào cao hơn mâm cỗ”...

Câu 3 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

- Hạn chế trong vốn văn hóa dân tộc:

    + Thiếu đột phá, tính sáng tạo mang khả năng phi phàm, kì vĩ

    + Trí tuệ không được đề cao,thường không mong cao xa, sợ sự khác thường, hơn người

- Nguyên nhân: ý thức từ lâu đời về sự nhỏ yếu, thực tế có nhiều khó khăn, bất trắc của dân tộc

Câu 4 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

- Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống của Việt Nam: đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo

- Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng:

    + Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát

    + Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc

- Người Việt tiếp nhận tôn giáo theo hướng tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình

- Dẫn chứng trong văn học: hình tượng Thúy Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du

    + theo Nho giáo, khi gặp mâu thuẫn người con phải hi sinh chịu tình cho chữ hiếu.

    + trong văn học cổ Trung Quốc đã có nhiều tấm gương hi sinh như (nàng Bân, ả Tạ, cả nhân vật Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đều tự nguyện hi sinh chữ tình một cách "vui vẻ"),

    + còn nàng Kiều của Nguyễn Du trong truyện Kiều thi không đơn giản như vậy, nàng nặng cả chữ hiếu lẫn chữ tình.

Câu 5 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

- Nhận định đã nêu lên cả mặt tích cực và hạn chế của văn hóa Việt Nam

- Giải thích rõ

    + Tích cực:

* Tính thiết thực: văn hóa VN gắn bó sâu sắc với cộng đồng

* Tính linh hoạt: khả năng tiếp biến nhiều giá trị văn hóa khác nhau để hình thành bản sắc riêng của mình

* Tính dung hòa: các giá trị văn hóa nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau mà hòa nhập với nhau

    + Hạn chế: thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và ít có những đặc sắc nổi bật

Câu 6 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

- Giải thích

    + Tạo tác chỉ sự sáng tạo của dân tộc

    + Đồng hóa: tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài

- Khẳng định của tác giả là có căn cứ, cơ sở

    + về lịch sử

* dân tộc ta đã trải qua thời gian bị đô hộ, bị đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa

* tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc,tiếp tu tinh hoa, biến đổi phù hợp

    + trong chữ viết, thơ ca

* tiếp thu chữ Hán , ta sáng tạo ra chữ Nôm

* tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ta sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cú

    + về văn hóa

* tiếp thu đạo Phật nhưng chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng, cùng những yếu tố nhân văn tích cực khác của Phật.

* tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng "Việt hóa" theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa”

* tiếp thu những tư tưởng của văn hóa phương Tây hiện đại nhưng cũng "Việt hóa" trên tinh thần độc lập dân tộc

Luyện tập

- Một số gợi ý cho đề 2

    + Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong Tết Nguyên đán là các thành viên trong gia đình được sum họp bên nhau ấm áp

    + Cuộc sống thường nhật, ít có dịp gần gũi, gặp gỡ nhau nhau

    + Ngày Tết mọi người được trở về nhà thắp hương tổ tiên,quây quần bên nhau hạnh phúc, kể cho nhau nghe chuyện đã qua, chúc nhau những điều tốt đẹp

    + đặc biệt với các bậc ông bà, cha mẹ ngày Tết với họ thực sự rất ấm áp và giàu ý nghĩa

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 12 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.