X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận ngắn nhất


Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

I. Viết phần mở bài

1. Trả lời:

- Mở bài (1) không phù hợp vì mở bài chỉ đề cập đến tác giả và những tác phẩm chính.

- Mở bài (2) không phù hợp vì đề bài chỉ yêu cầu phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện nhưng người viết nêu cả giá trị về nội dung.

- Mở bài (3) phù hợp vì đã giới thiệu được đúng vấn đề của bài viết

2. Đọc các phần mở bài và thực hiện yêu càu nêu ở dưới

a. Vấn đề được triển khai trong các văn bản:

- Văn bản (1): quyền độc lập, tự do của mỗi người.

- Văn bản (2): “Tống biệt hành” của Thâm tâm, một thi phẩm độc đáo.

- Văn bản (3): Sự độc đáo và sâu sắc của “Chí Phèo” (Nam Cao).

b. Tính hấp dẫn của các mở bài trên: có sự liên hệ, đối chiếu giữa nhiều đối tượng cùng đề tài để giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết

3. Mở bài cần đáp ứng yêu cầu: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài, hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên và gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản

II. Viết phần kết bài

1. Trả lời:

- Kết bài (1) không phù hợp vì không đi vào vấn đề chính là nhân vật ông lái đò mà chỉ tổng kết những vấn đề liên quan đến tác phẩm

- Kết bài (2) phù hợp vì đã tổng kết được những vấn đề liên quan đến nhân vật ông lái đò , đó là yêu cầu chính của đề bài

2. Trả lời

- Kết bài (1): người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa vấn đề đã trình bày, đồng thời liên hệ và mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề

=> Kết bài chẳng những làm sống dậy lòng tự hào dân tộc mà còn khơi dậy lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc giữ nước của con người Việt Nam.

- Kết bài (2): người viết đã nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết, vì thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định lại bằng một câu văn ngắn gọn, đồng thời liên hệ, mở rộng và nêu nhận định khái quát hơn

=>Kết bài gợi lên tình cảm thích thú, yêu mến của độc giả đối với tác phẩm.

3, Chọn đáp án C

Luyện tập

Câu 1 (trang 116 sgk Văn 12 Tập 2):

- Điểm giống nhau của hai mở bài: đều giới thiệu đúng vấn đề cần nghị luận

- Khác nhau: cách dẫn dắt

+ Mở bài (1) đi từ tác giả, tác phẩm đến việc giới thiệu vấn đề cần nghị luận, các câu văn đều là câu trần thuật.

+ Mở bài (2) có sự dẫn dắt liên tưởng từ vấn đề bi kịch của con người trong bài thơ “Biển đêm” của V.Huy-gô,tác giả sử dụng nhiều câu hỏi gợi mở, đặc biệt, vấn đề chính của bài viết cũng được diễn đạt dưới dạng một câu hỏi tạo sự tò mò.

Câu 2 (trang 116 sgk Văn 12 Tập 2):

- Mở bài kết bài trên chưa đạt yêu cầu vì:

+ Mở bài: không đáp ứng yêu cầu vì chỉ tập trung giới thiệu về tác giả và những tác phẩm chính không có sự đề cập đến vấn đề cần nghị luận của bài viết.

+ Kết bài: không đạt yêu cầu bởi không đánh giá về vấn đề trung tâm của bài viết, lan man sang những chủ đề khác

- Sửa lại

+ Mở bài: Được biết đến là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài đã để lại cho hậu thế một văn nghiệp đồ sộ. Khám phá văn nghiệp đồ sộ ấy ta không thể bỏ qua tập truyện Truyện Tây Bắc với truyện ngắn tiêu biểu Vợ chồng A Phủ. Có thể nói kết tinh toàn bộ giá trị của tác phẩm là hình tượng nhân vật Mị- một cô gái xinh đẹp nết na tiềm ẩn sức sống mãnh liệt.

+ Kết bài: Qua đó có thể thấy Mị là hình tượng người phụ nữ vùng cao chịu một số phận đầy bi kịch nhưng vẫn tiềm ẩn một vẻ đẹp tâm hồn đáng quý: khao khát sống, khao khát yêu thương. Mị chính là kết tinh đẹp đẽ nhất trong cuôc đời cầm bút của Tô Hoài. Vượt qua sự băng hoại của thời gian hình tượng Mị vẫn mãi neo đậu tâm hồn bạn đọc bao thế kỉ.

Câu 3 (trang 117 sgk Văn 12 Tập 2):

Viết mở bài và kết bài cho đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

- Mở bài: Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người. tình yêu cũng là bến đỗ tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Mỗi trái tim yêu ngân rung một nhịp đập, mỗi thi sĩ viết thơ tình lại có một tiếng nói riêng. Nếu Xuân Diệu chọn biển để bộc bạch một tình yêu ham hố vồ vập đến cuồng nhiệt thì Nữ hoàng tình yêu Xuân Quỳnh lại tìm đến hình tượng sóng để phơi trải khát vọng tình yêu tha thiết dịu dàng mà không kém phần sôi nổi mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ đang yêu.

- Kết bài: Bằng ngòi bút tài hoa, dạt dào cả xúc, Xuân Quỳnh đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp, thật bình yên với hình ảnh một cô gái nhỏ đứng trước biển khơi bao la trước những con sóng trùng trùng điệp điệp suy tư thao thức với những khát vọng tình yêu. Vượt qua những khát khao, quy luật muôn đời của tình yêu, hình tượng sóng và khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh sẽ mãi còn thao thức tâm hồn bao thế hệ độc giả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 12 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.