Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) ngắn nhất
Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Xem thêm Tóm tắt: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Bố cục:
- Phần 1: cuộc hoán đổi hồn Trương Ba
- Phần 2: Cuộc sống của Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt
- Phần 3: kết thúc sự hoán đổi, toàn vẹn là con người cũ
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):
- Hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm đó là: trong một con người, hồn và xác không thể tách rời, vì vậy việc hồn Trương Ba phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt là một bi kịch, một mâu thuẫn đòi hỏi phải có cách giải quyết.
Câu 2 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):
- Nguyên nhân đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn là do hồn Trương Ba đã phải sống trong xác hàng thịt và chính cái xác hàng thịt đó đã làm thay đổi con người của Trương Ba, làm cho hồn Trương Ba giờ đây không còn là của Trương Ba trước kia nữa.
- Thái độ của Trương Ba
+ nhận ra những điều đó, ông thấy không thể sống như thế được nữa, không thể khuất phục trước thể xác tự đánh mất mình
+ thái độ của hồn Trương Ba lúc này thật rõ ràng, dứt khoát, quyết liệt, không khuất phục thể xác
Câu 3 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):
- Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống
+ Trương Ba: mượn thân xác người khác để trú ngụ là điều không nên, sống trong người khác sẽ làm cho bản tính của ta bị mờ nhạt dần và biến mất
+ Đế Thích cho rằng: mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt rồi
- Lời trách của Trương Ba đã nói lên một quan niệm đúng đắn về ý nghĩa sự sống của Trương Ba,bởi sống không phải là để tồn tại (không chết) mà phải để được sống trong một cuộc sống có ý nghĩa
- Ý nghĩa của màn đối thoại
+ Con người cần phải có sự thống nhất hài hòa, tâm hồn và thể xác
+ Sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình chính là điều khiến cuộc đời trở nên vô nghĩa
+ Qua đoạn thoại, nhân vật ý thức được hoàn cảnh, thân phận của mình: trớ trêu, bi kịch
Câu 4 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):
- Trương Ba từ chối vì
+ Trương Ba đã thấm thía được nỗi đau không được là chính mình, bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo
+ Không thể trú ngụ nhờ thân xác người khác, nó sẽ làm cho tâm hồn ông bị tha hóa
+ Trương Ba không muốn sống trong những ngày không phải là chính mình
+ Trương Ba nhận thức tỉnh táo và vì thương cu Tị nên ông dứt khoát nhường lại sự sống cho cu Tị, còn ông thì chết hẳn
Câu 5 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):
- Cảm nghĩ khi đọc đoạn kết
+ là những bài học sâu sắc về cách sống, tránh những tổn thương về tâm hồn
+ được sống là điều quý giá,nhưng được sống là chính mình một cách trọn vẹn với giá trị của bản thân thì mới là điều quý giá nhất
Luyện tập
- Cuộc sống của Trương Ba chắc chắn sẽ có nhiều rắc rối hơn: Trương Ba có những suy nghĩ chín chắn, kì lại, già dặn trong hình hài một chú bé con, nhưng mặt khác, ông không thể làm được những việc mà ông muốn làm (liên quan đến thể lực và vị thế xã hội)
- Ý tưởng để viết một vở kịch
+ Mẹ cu Tị không chấp nhận sự thật cu Tị duy nhất mà mình yêu thương lại là ông Trương Ba nhập vào
+ Trương Ba không được quay về sống với vợ con mà phải sống ở nhà chị Tí trong thân phận của đứa trẻ
+Trương Ba khó cư xử trước cái Gái – cháu nội của Trương Ba
+ Khi Trương Ba trở về nhà mình, lại một lần nữa làm mọi người một phen bị náo loạn
+ Mọi người trong gia đình Trương Ba vẫn không thể chấp nhật sự thật Trương Ba sống lại trong thân xác một đứa trẻ như vậy