X

Giải Tiếng Việt lớp 2 - Kết nối tri thức

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 4: Tết đến rồi - Kết nối tri thức


Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 4: Tết đến rồi - Kết nối tri thức

Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 4: Tết đến rồi sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 4: Tết đến rồi - Kết nối tri thức

Đọc: Tết đến rồi trang 19 - 20

* Khởi động:

Câu hỏi trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nói những điều em biết về ngày Tết.

Trả lời:

- Tết là dịp bắt đầu cho một năm mới.

- Các loài hoa, loài cây đặc trưng cho ngày Tết thường là hoa đào, hoa mai, cây quất, hoa lan,...

- Đêm 30 mọi người đón giao thừa, xem bắn pháo hoa.

- Tết có những món ăn: bánh chưng bánh giầy, bánh tét,…

- Ngày Tết, người lớn thường tặng cho trẻ em những bao lì xì đỏ may mắn.

- Mọi người đi chúc Tết.

* Đọc văn bản:

Tết đến rồi

Tết đến rồi trang 19 - 20Tết đến rồi trang 19 - 20

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 2: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài:

Tết đến rồi trang 19 - 20

Trả lời:

Đáp án : 2 – 4 – 1 – 3

Câu 2 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 2: Người ta dùng những gì để làm bánh chưng, bánh tét?

Trả lời:

Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong hoặc lá chuối.

Câu 3 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 2: Người lớn mong ước điều gì khi tặng bao lì xì cho trẻ em?

Trả lời:

Người lớn khi tặng bao lì xì cho trẻ em mong ước các em sẽ mạnh khỏe, giỏi giang.

Câu 4 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 2: Em thích những hoạt động nào của gia đình em trong dịp Tết?

Trả lời:

Trong dịp Tết em thích các hoạt động của gia đình em như: gói bánh chưng; xem Táo quân; đón giao thừa, xem bắn pháo hoa; đi chúc Tết,…

* Luyện tập theo văn bản đọc:

Câu 1 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả:

a. Hoa mai

b. Hoa đào

Đáp án :

a. Hoa mai: rực rỡ sắc vàng.

b. Hoa đào: màu hồng tươi, lá xanh, nụ hồng chúm chím.

Câu 2 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 2: Đặt một câu giới thiệu về loài hoa em thích

Mẫu: Đào là loài hoa đặc trưng cho Tết ở miền Bắc.

Trả lời:

Hoa hồng là loài hoa có mùi hương rất thơm.

Hoa cúc là hoa của mùa thu.

Viết trang 20 - 21

Câu 1 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nghe – viết: Tết đến rồi

Trả lời:

Tết đến rồi

Vào dịp Tết, các gia đình thường gói bánh chưng hoặc bánh tét. Người lớn thường tặng trẻ em những bao lì xì xinh xắn với mong ước các em mạnh khỏe, giỏi giang. Tết là dịp mọi người quây quần bên nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp.

Chú ý: Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Tập viết ra nháp những chữ dễ viết sai chính tả: bánh chưng, mạnh khỏe, …

Câu 2 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông.

Viết trang 20 - 21Viết trang 20 - 21

Trả lời:

Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.

Câu 3 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chọn a hoặc b.

a. Tìm tiếng ghép được với sinh hoặc xinh.

Mẫu: sinh: sinh sống

xinh: xinh đẹp

b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa ut hoặc uc

Mẫu: ut: sút bóng

uc: chúc mừng

Trả lời:

a.

- học sinh, sinh sôi, sinh học, sinh trưởng, sinh hoạt, sinh sống, …

- xinh xinh, nhỏ xinh, xinh xắn, xinh tươi, …

b.

- bút chì, vun vút, chăm chút, rụt rè, …

- cúc áo, hoa cúc, xúc đất, xúc xích, chcus mừng, thúc đẩy, giục giã, …

Luyện tập trang 21 - 22

* Luyện từ và câu:

Câu 1 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 2: Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu:

a. Tìm từ ngữ chỉ sự vật

Mẫu: lá dong

b. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động

Mẫu: lau lá dong

c. Sắp xếp các hoạt động theo trình tự của việc làm bánh chưng

Luyện tập trang 21 - 22

Trả lời:

a. từ ngữ chỉ sự vật: lá dong, bánh chưng, nồi, củi, ghế, người, đũa, lửa, mẹt, gạo, chậu,…

b. từ ngữ chỉ hoạt động: gói bánh, vớt bánh, rửa lá dong, lau lá dong, luộc bánh, đun bếp, …

c. Sắp xếp các hoạt động theo trình tự của việc làm bánh chưng:

3: rửa lá dong - 4: lau lá dong – 1: gói bánh – 5: luộc bánh – 2: vớt bánh.

Câu 2 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 2: Hỏi - đáp về việc thường làm trong dịp Tết. Viết vào vở một câu hỏi và một câu trả lời.

Mẫu: - Bạn thường làm gì vào dịp Tết?

- Vào dịp Tết, mình thường đi thăm họ hàng.

Trả lời:

- Trước Tết bạn thường làm gì?

- Tớ dọn nhà cùng mẹ, đi mua hoa đào cùng bố.

- Ngày mùng 1 Tết, bạn thường đi đâu?

- Tớ cùng bố mẹ đi chúc Tết ông bà.

* Luyện viết đoạn:

Câu 1 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 2: Đọc các tấm thiệp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luyện tập trang 21 - 22

a. Mỗi tấm thiệp trên là của ai viết gửi đến ai?

b. Mỗi tấm thiệp đó được viết trong dịp nào?

c. Người viết chúc điều gì?

Trả lời:

a. Tấm thiệp 1 là của bạn Lê Hiếu viết gửi đến ông bà; tấm thiệp 2 của bạn Phương Mai gửi đến bố mẹ.

b. Hai tấm thiệp đó đều được viết trong dịp Tết.

c. Tấm thiệp 1, người viết chúc ông bà mạnh khỏe và vui vẻ. Tấm thiệp 2, người viết chúc bố mẹ mọi điều tốt đẹp.

Câu 2 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 2: Em hãy viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa.

Trả lời:

Nhân dịp năm mới 2021, tớ chúc bạn luôn xinh đẹp, học giỏi, chăm ngoan, đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong học tập. Hẹn một ngày sớm được gặp lạ bạn.

Bạn thân

Lâm Nhi

Đọc mở rộng trang 22

Câu 1 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm đọc một bài thơ hoặc một câu chuyện về ngày Tết.

Trả lời:

Câu chuyện: Sự tích về ngày Tết Nguyên Đán

Ngày xưa, khi con người còn chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình như thế nào. Ở một nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình và dân tình thì luôn no ấm.

Một lần, nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định muốn ban thưởng cho người già nhất trong nước. Cả nước tưng bừng. Làng làng họp bàn chọn người già và có tuổi cao nhất. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất vì chẳng ai biết mình bao nhiêu tuổi. Triều đình cũng bối rối không tìm ra cách nào để chọn ra người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần để hỏi. Vâng lệnh vua, đoàn sứ giả lên đường. Vị thần đầu tiên họ gặp là thần Sông. Thần Sông mặc áo trắng, tóc mềm như nước, nghe sứ giả hỏi lắc đầu trả lời:

– Ta ở đây đã lâu nhưng chưa bằng mẹ ta. Mẹ ta là Biển cả hãy đến hỏi mẹ ta.

Đoàn sứ giả lại lên đường đến gặp Thần Biển, Thần Biển mặc áo xanh biếc đang âu yếm ru con bằng những lời ru sóng vỗ. Được hỏi, thần Biển chỉ tay lên rặng núi xa xa và nói:

– Hãy hỏi thần Núi. Thần còn sinh ra trước cả ta. Khi ta lớn lên thì thần núi đã già rồi.

Đoàn sứ giả lại lặn lội đến gặp thần Núi. Thần Núi da xanh rì vì rêu bám cũng chỉ lắc đầu chỉ tay lên trời:

– Hãy đến hỏi thần Mặt Trời. Lúc ta mới chào đời, ta phải nhắm mắt vì ánh nắng của thần. Thần Mặt trời còn ra đời trước cả ta đấy.

Làm sao đến được chỗ thần Mặt Trời. Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi chăm chú trước cây đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi:

– Thưa cụ, tại sao cụ lại ngồi đây?

– Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở trước con tôi đi xa, cây đào này nở hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở tôi lại ra hái một bông về để nhớ đến con tôi.- Bà lão trả lời.

Một ý nghĩ chợt lóe lên, đoàn sứ giả từ biệt bà lão trở về kinh đô. Họ tâu lên vua việc gặp bà lão hái hoa đào tính thời gian chờ con. Nhà vua vốn thông minh nghĩ ra cách tính tuổi con người: Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Sau này, người ta biết mười hai lần trăng tròn rồi lại khuyết, hoa đào lại nở một lần.

Lại kể về nhà vua thông minh nọ. Cảm động nhớ đến bà lão hái hoa đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở mở hội ba ngày, ba đêm. Những ngày vui ấy, sau này người ta gọi là Tết. Phong tục ấy còn truyền mãi đến bây giờ.

Câu 2 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chia sẻ với các bạn câu thơ hay trong bài thơ hoặc điều em thích trong câu chuyện.

Đọc mở rộng trang 22

Trả lời:

- Em thích nhất câu chuyện “Bánh chưng, bánh giầy”.

- Trong câu chuyện, Lang Liêu đã được thần báo mộng để làm ra hai thứ bánh rất ngon, đặc trưng trong ngày tết là bánh chưng và bánh giầy.

Xem thêm các bài giải Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác: