Mùa nước nổi trang 12 - 13 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 - Kết nối tri thức
Mùa nước nổi trang 12 - 13 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 - Kết nối tri thức
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Mùa nước nổi trang 12 - 13 Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2.
* Khởi động:
Câu hỏi trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 2: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Trả lời:
- Bức tranh vẽ cảnh sông nước mênh mông. Có ngôi nhà nổi trên mặt nước, người dân sinh sống vui vẻ trong đó. Phía xa là cảnh 2 người đang chèo thuyền quăng lưới bắt cá.
- Bức tranh gợi cho em sự thích thú.
* Đọc văn bản:
Mùa nước nổi
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Vì sao người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ?
Trả lời:
Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ vì nước lên rất hiền hòa.
Câu 2 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Cảnh vật trong mùa nước nổi thể nào?
- Sông, nước
- Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ
- Cá
Trả lời:
Trong mùa nước nổi:
- Nước dâng cao, nước trong ao hồ, trong đồng ruộng hòa lẫn với nước sông Cửu Long.
- Vườn tược, cây cỏ được bồi đắp phù sa.
- Cá ròng ròng bơi thành từng đàn, theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.
Câu 3 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Vì sao mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp?
Trả lời:
Mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp vì nước ngập lên những viên gạch, không đi lại được.
Câu 4 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?
Trả lời:
Em thích nhất là hình ảnh lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp. Cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà.
* Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Từ nào chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đoc?
Đáp án :
- Từ chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đoc là: dầm dề, sướt mướt.
Câu 2 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm thêm từ ngữ tả mưa:
Mẫu: ào ào
Trả lời:
- tí tách, lộp bộp, …