X

Giải Tiếng Việt lớp 2 - Kết nối tri thức

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tuần 1 - Kết nối tri thức


Giải Tiếng Việt lớp 2 Tuần 1 - Kết nối tri thức

Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tuần 1 - Kết nối tri thức sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tuần 1 - Kết nối tri thức

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2

Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi?




Đọc: Tôi là học sinh lớp 2 trang 10 - 11

* Khởi động:

Câu hỏi trang 10 sgk Tiếng Việt lớp 2: Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai trường?

Tôi là học sinh lớp 2 trang 10 - 11

Trả lời: Em chuẩn bị quần áo, giày dép mới, cặp sách mới, …

* Đọc văn bản:

Tôi là học sinh lớp 2

Tôi là học sinh lớp 2 trang 10 - 11Tôi là học sinh lớp 2 trang 10 - 11

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 2: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai trường ?

a. vùng dậy b. muốn đến sớm nhất lớp

c. chuẩn bị rất nhanh d. thấy mình lớn bổng lên

Trả lời: Đáp án : a, b và c.

Câu 2 trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 2: Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?

Trả lời: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy.

Câu 3 trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 2: Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?

Trả lời: Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên.

Câu 4 trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc.

Tôi là học sinh lớp 2 trang 10 - 11

Trả lời:

+ Đầu tiên là tranh 3: Bạn nhỏ đã chuẩn bị xong mọi thứ để đến trường.

+ Sau đó là tranh 2: Bạn nhỏ chào mẹ để chạy vào trong cổng trường.

+ Cuối cùng là tranh 1: Các bạn nhỏ gặp nhau trên sân trường.

* Luyện tập theo văn bản đọc:

Câu 1 trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 2: Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

a. ngạc nhiên b. háo hức c. rụt rè

Đáp án : c. rụt rè

Câu 2 trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 2: Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.

Trả lời: Con chào mẹ, con đi học đây ạ.

b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp.

Trả lời: Em chào thầy / cô ạ.

c. Cùng bạn nói và đáp lời chào khi gặp nhau ở trường.

Trả lời:

+ Chào trực tiếp: Chào cậu! ; Chào + tên của bạn.

+ Chào gián tiếp: Cậu đã ăn sáng chưa? ; Cậu đến trường sớm thế? …

+ Chào bằng các ngôn ngữ khác nếu các em biết.

Viết trang 12

Câu 1 trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết chữ hoa: A

Viết trang 12

Trả lời:

- Quan sát chữ viết hoa A:

+ Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li.

+ Gồm 3 nét: nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc ngược phải và nét 3 là nét lượn ngang.

- Cách viết:

+ Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến điểm giao đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5,5 thì dừng lại.

+ Viết nét lượn ngang: Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét lượn ngang thân chữ.

Câu 2 trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết ứng dụng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.

Trả lời:

- Cách viết:

+ Viết chữ viết hoa A đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa A, h, g cao 2,5 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ p cao 2 li (1 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên chữ hoa A (Ánh) và chữ ă (nắng), dấu huyền đặt trên chữ cái a (tràn) và giữa ơ (trường), dấu nặng đặt dưới chữ cái â (ngập).

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái g trong tiếng “trường”.

..........................

..........................

..........................

Xem thêm các bài giải Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác: