Giải Tiếng Việt lớp 2 Tuần 4 - Kết nối tri thức
Giải Tiếng Việt lớp 2 Tuần 4 - Kết nối tri thức
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tuần 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài 7: Cây xấu hổ
Bài 8: Cầu thủ dự bị
Đọc: Cây xấu hổ trang 31 - 32
* Khởi động:
Câu 1 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 2: Em biết gì về loài cây trong ảnh?
Trả lời:
Em biết cây trong tranh là cây xấu hổ, có nhiều lá nhỏ màu xanh và hoa màu hồng tím.
Câu 2 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 2: Dựa vào tên bài đọc và tranh minh họa, em thử đoán xem loài cây này có gì đặc biệt?
Trả lời:
Em đoán loài cây này sẽ cụp lá khi bị chạm vào.
* Đọc văn bản:
Cây xấu hổ
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?
Trả lời:
Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã co rúm mình lại.
Câu 2 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?
Trả lời:
Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay. Biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.
Câu 3 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 2: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?
Trả lời:
Do cây xấu hổ sợ và nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp.
Câu 4 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 2: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?
Trả lời:
Không biết bao giờ con chim xanh ấy quay trở lại.
* Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 2: Những từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm?
Trả lời:
Từ ngữ chỉ đặc điểm là: đẹp, lóng lánh, xanh biếc.
Câu 2 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nói tiếp lời của cây xấu hổ:
Mình rất tiếc (…)
Trả lời:
- Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để được thấy con chim xanh.
- Mình rất tiếc vì đã không thể vượt qua nỗi sợ của mình.
- Mình rất tiếc vì đã quá nhút nhát nên đã nhắm mắt lại không nhìn thấy con chim xanh.
Viết trang 33
Câu 1 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết chữ hoa C
Trả lời:
- Cách viết:
+ Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng xuống đến 2,5 ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái đến sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục vòng đến đường kẻ ngang 3 và lượn xuống. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4.
Câu 2 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết ứng dụng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Trả lời:
- Viết chữ hoa C đầu câu, cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu phẩy để ngăn cách các vế trong câu và dấu chấm cuối câu.
..........................
..........................
..........................