Bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 6.
Bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Đọc: Ngôi nhà chung của buôn làng
Nội dung chính Ngôi nhà chung của buôn làng:
Văn bản đề cập đến nhà rông, ý nghĩa của nhà rông và sự khác nhau về lối tạo dáng, trang trí nhà văn của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên.
* Khởi động
Trả lời:
Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi thơ trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Ngôi nhà chung của buôn làng
Đồng bào Tây Nguyên thường có ngôi nhà chung, gọi là "nhà rông" hoặc “nhà gươl”, uy nghi toạ lạc ở trung tâm buôn làng.
Nhà rông được xây dựng bằng trí tuệ, tâm sức và đôi tay tài hoa của cả cộng đồng. Đây là không gian sinh hoạt chung, nơi tổ chức lễ hội, tiếp đón khách quý,... Đây cũng là nơi lưu giữ báu vật, của cải chung của buôn làng, như cồng, chiêng, ché,...
Mỗi buôn làng có lối tạo dáng, trang trí hoa văn riêng cho ngôi nhà chung của mình. Mái nhà rông của người Gia-rai như một lưỡi rìu khổng lồ hướng lên trời xanh. Nhà rông của người Ba-na cao lớn, sừng sững với nóc nhà được trang trí bằng dải hoạ tiết chính là hình cây rau dớn. Nóc nhà gươl của người Cơ-tu tạc hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy, hoặc hình hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau. Trên đầu cầu thang, người Gié-Triêng chạm hình núm chiêng, hình mũi thuyền; người Gia-rai tạc hình quả bầu đựng nước,...
Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng nhà rông, nhà gươl vẫn là nơi nuôi dưỡng, neo đậu tình cảm quê nhà, nơi gắn kết cộng đồng, nơi quyện hoà cùng thiên nhiên của bà con các dân tộc Tây Nguyên.
Xuân Tường tổng hợp
- Gia-rai, Ba-na, Cơ-tu, Gié-Triêng: tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Rau dồn: một loại cây thuộc họ dương xi, rễ và thân ngắn.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Hai đoạn đầu giới thiệu những gì về nhà rông của đồng bào Tây Nguyên?
Trả lời:
Hai đoạn đầu giới thiệu tên gọi, ý nghĩa về nhà rông của đồng bào Tây Nguyên.
Câu 2 (trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm những hình ảnh miêu tả nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên.
Gia-rai
Ba-na
Cơ-tu
Gié-Triêng
Trả lời:
- Gia-rai: Mái nhà rông của người Gia-rai như một lưỡi rìu khổng lồ hướng lên trời xanh. Trên đầu cầu thang, người Gia-rai tạc hình quả bầu đựng nước,...
- Ba-na: Nhà rông của người Ba-na cao lớn, sừng sững với nóc nhà được trang trí bằng dải hoạ tiết chính là hình cây rau dớn.
- Cơ-tu: Nóc nhà gươl của người Cơ-tu tạc hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy, hoặc hình hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau.
- Gié-Triêng: Trên đầu cầu thang, người Gié-Triêng chạm hình núm chiêng, hình mũi thuyền.
Câu 3 (trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đoạn cuối của bài đọc nói lên điều gì?
Trả lời:
Đoạn cuối của bài đọc nói lên ý nghĩa vĩnh cửu của nhà rông.
Câu 4 (trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tóm tắt nội dung của mỗi đoạn văn bằng một câu.
Trả lời:
Đồng bào Tây Nguyên thường có ngôi nhà chung, gọi là "nhà rông" hoặc “nhà gươl”. Nhà rông là không gian sinh hoạt chung, nơi tổ chức lễ hội, tiếp đón khách quý, lưu giữ báu vật, của cải chung của buôn làng... Mỗi buôn làng có lối tạo dáng, trang trí hoa văn riêng cho ngôi nhà chung của mình. Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng nhà rông, nhà gươl vẫn là nơi nuôi dưỡng, neo đậu tình cảm quê nhà, nơi gắn kết cộng đồng, nơi quyện hoà cùng thiên nhiên của bà con các dân tộc Tây Nguyên.
Nói và nghe: Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng
a. Em biết những hoạt động cộng đồng nào?
b. Em chọn giới thiệu hoạt động nào?
c. Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
Mở đầu
Diễn biến
Kết thúc
Lưu ý:
– Giới thiệu hoạt động theo trình tự thời gian hoặc không gian.
– Tập trung vào những sự việc chính, nổi bật.
– Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
Trả lời:
Nói về văn hóa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những lễ hội cổ kính, linh thiêng mang nét đẹp đặc trưng, trầm lắng, nơi bày tỏ niềm thành kính, biết ơn với người xưa, với tín ngưỡng tôn giáo. Một trong những lễ hội nổi tiếng của nước ta phải kể đến lễ hội Chùa Hương.
Mở đầu là quang cảnh chung của hội. Dòng người đổ về lễ hội đông như mắc cửi. Đến bến đò, những con đò đợi khách nằm sát bên nhau dọc theo bờ suối. Những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ đẹp của ngày hội chùa Hương. Trên những con đò xuôi ngược theo dòng suôi đầy những người với quần áo chỉnh tề. Rừng mơ rung rinh lá như đón mời khách thập phương. Dọc theo bờ suối, muôn vào trong động, mọi người ghé vào ngôi chùa đầu tiên bên phải dòng suối. Ai nấy đem lễ lên và thắp hương cúng vái. Không khí mùa xuân hòa trong khói hương mờ ảo tạo nên vẻ đẹp lạ kì. Rồi dòng người trên những con đò lại tiếp tục đi vào động. Ngay khi lên bờ, ta thấy có những nhà hàng để cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống. Tiếp theo là những cửa hàng bán đồ lưu niệm. Rồi mọi người lên chùa. Ai nấy lại vào thắp nhang. Theo đường cáp treo, mọi người lên trên động Hương Tích. Theo bậc thang đi xuống động Hương Tích nằm sâu dưới lòng đất. Trong động, người đứng chen nhau. Các cụ già đầu tóc bạc phơ đang khấn vái với tấm lòng thành kính.
Em tự hào vì đất nước mình có nhiều cảnh đẹp như vậy. Đến với chùa Hương là đến với không gian thanh tịnh, sông chậm lại để cảm nhận sự nhẹ nhõm trong tâm hồn, buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống ngoài kia.
Trả lời:
Em cùng bạn trao đổi về ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng.
Viết: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem.
Câu 1 (trang 139 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích.
Gợi ý:
a. Em chọn giới thiệu nhân vật nào? Đó là nhân vật trong phim hoạt hình nào?
b. Nhân vật đó có những đặc điểm gì nổi bật?
c. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về nhân vật?
yêu thích
khâm phục
?
Trả lời:
Xem bộ phim hoạt hình Doraemon, em rất thích nhân vật chú mèo máy Doraemon. Chú có vẻ ngoài đáng yêu và mũm mĩm vô cùng với cái đầu, đôi tay và bàn chân tròn xoe. Chú có một trái tim tốt bụng, luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè của mình, đặc biệt là cậu bé Nobita. Tuy là mèo máy, nhưng chú vẫn có đầy đủ tính cách, cảm xúc như con người, với nỗi sợ chuột, thích ăn bánh rán. Điều mà em thích nhất, là chiếc túi thần kì với biết bao bảo bối đến từ thế giới tương lai của Doraemon. Biết bao điều tưởng chừng chỉ là tưởng tượng, thì các bảo bối đều có thể thực hiện được. Doraemon luôn đem đến tiếng cười và niềm vui cho em mỗi lần xuất hiện cho bộ phim, nên em yêu thích nhân vật này lắm.
Câu 2 (trang 139 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Dựa vào kết quả bài tập 1, ghi lại các ý em muốn viết trong đoạn văn của mình.
Trả lời:
Xem bộ phim hoạt hình Doraemon, em rất thích nhân vật chú mèo máy Doraemon. Chú có vẻ ngoài đáng yêu và mũm mĩm vô cùng với cái đầu, đôi tay và bàn chân tròn xoe. Chú có một trái tim tốt bụng, luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè của mình, đặc biệt là cậu bé Nobita. Tuy là mèo máy, nhưng chú vẫn có đầy đủ tính cách, cảm xúc như con người, với nỗi sợ chuột, thích ăn bánh rán. Điều mà em thích nhất, là chiếc túi thần kì với biết bao bảo bối đến từ thế giới tương lai của Doraemon. Biết bao điều tưởng chừng chỉ là tưởng tượng, thì các bảo bối đều có thể thực hiện được. Doraemon luôn đem đến tiếng cười và niềm vui cho em mỗi lần xuất hiện cho bộ phim, nên em yêu thích nhân vật này lắm.
* Vận dụng
Câu 1 (trang 139 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Sưu tầm tranh, ảnh về một hoạt động cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên.
Trả lời:
Trả lời:
Họ đang đánh cồng, chiêng. Từ ngàn xưa, từ trong tăm tối hoang vu của núi rừng vây hãm, dòng mạch trầm tích Tây Nguyên vẫn bừng sáng bởi ngọn lửa thiêng, bởi âm thanh đàn đá, cồng chiêng và những vòng xoang kết nối cộng đồng.